Skip to main content

Posts

Showing posts from 2010

First post using stackedit

Welcome to StackEdit! Hey! I’m your first Markdown document in StackEdit 1 . Don’t delete me, I’m very helpful! I can be recovered anyway in the Utils tab of the Settings dialog. Documents StackEdit stores your documents in your browser, which means all your documents are automatically saved locally and are accessible offline! Note: StackEdit is accessible offline after the application has been loaded for the first time. Your local documents are not shared between different browsers or computers. Clearing your browser’s data may delete all your local documents! Make sure your documents are synchronized with Google Drive or Dropbox (check out the Synchronization section). Create a document The document panel is accessible using the button in the navigation bar. You can create a new document by clicking New document in the document panel. Switch to another document All your local documents are listed in the document panel. You can switch from one to anoth

Mario Vargas Llosa, tông đồ của cá nhân và chủ nghĩa tự do

Đỗ Tuyết Khanh Mario Vargas Llosa, Nobel văn chương 2010, là nhà văn thứ sáu của châu Mỹ La tinh đoạt giải này, sau Gabriela Mistral (năm 1945, người Chile), Miguel Ángel Asturias (1967, Guatemala), Pablo Neruda (1971, Chile), Gabriel García Márquez (1982, Colombia) và Octavio Paz (1990, Mexico). Ông chờ đợi giải thưởng này đã từ rất lâu, tên ông thường được nhắc nhở mỗi khi gần đến ngày công bố các giải Nobel lại rộ lên những bàn tán, tiên đoán và cả cá độ về ai sẽ là nhà văn được vinh danh năm nay. Tin ông đoạt giải tất nhiên được nước Peru chào mừng nhưng cũng được coi như vinh hạnh cho cả châu Mỹ La tinh, một vinh dự xứng đáng và lẽ ra phải đến sớm hơn theo nhiều báo chí của các nước này. Như thường lệ, lý do trao giải, và cũng là chân dung tóm tắt nhà văn, được Viện hàn lâm Thuỵ Điển tuyên bố trong vỏn vẹn một câu: " vì ông đã vẽ lên hoạ đồ của các cấu trúc quyền lực và những hình ảnh sắc bén của sự kháng cự, nổi loạn và thất thế của cá nhân".1 Jorge Mario Pedro

Chính khách và lòng dân

GS.Tương Lai Hà Nội ngàn năm Quý Khang Tử hỏi Khổng Tử về chính trị. Khổng Tử đáp: “Chính dã, chính dã. Tử suất dĩ chính, thục cảm bất chính?”. Chính trị là chính đính. Ông lãnh đạo dân một cách chính đính thì ai dám không chính đính. Nhưng, thế nào là chính đính? Nói kỹ e dài dòng, xin lại dẫn Khổng Tử cho gọn và súc tích, lại khá cập nhật. Vua Ai Công hỏi Khổng Tử: "Làm thế nào thì dân phục tòng". Khổng Tử đáp: "Cử trực thố chư uổng, tắc dân phục. Cử uổng thố chư trực, tắc dân bất phục", đề cử người ngay thẳng lên trên hạng cong queo thì dân phục tòng, đề cử người cong queo lên trên người ngay thẳng thì dân không phục tòng. Còn có thể hiểu câu này là “dùng người ngay thẳng, bỏ hết những người cong queo” vì chữ thố có nghĩa là bỏ, chữ chư là hết thảy. Lấy điều dân tin phục là điểm quy chiếu của sự xét đoán phẩm hạnh và tài năng của chính khách, vì theo Khổng Tử, có được sự tin phục ấy thì sẽ có tất cả. Trả lời Tử Cống về phép trị dân, ông nói ba điều: "Tú

Về tính hiếu học của người Việt xưa và nay

Cao Xuân Hạo Tiếng Việt, Văn Việt, Người Việt – Nxb Trẻ. Người Việt Nam ta thường rất tự hào về tính hiếu học hình như đã thành một truyền thống lâu đời của dân tộc. Người nước ngoài, nhất là ở các nước không phải là Nga hay Đông Âu, cũng rất sẵn sàng thừa nhận đức tính này của dân ta. Những giải thưởng quốc tế mà học sinh ta giành được có thể làm cơ sở cho điều này. Riêng ở Nga và Đông Âu thì có khác một chút. Nhưng điều này ta sẽ tìm hiểu sau. Vậy cái đức tính hiếu học ấy vì đâu mà có? Và nếu có, cái truyền thống lâu đời ấy nảy sinh như thế nào, và ngày nay có còn được bảo tồn và tiếp nối không? Đó là vấn đề mà bài này muốn đặt ra để các vị dự hội thảo cùng xem xét và bàn bạc. “Hiếu học” là một khái niệm có thể coi như làm thành một bộ phận, một chi tiết, một biểu hiện của sự khát khao tri thức rất tự nhiên của con người. Các động vật khác không có sự khát khao ấy. Việc vươn tới sự tự cải thiện của chúng nhằm thích nghi tốt hơn với hoàn cảnh sống là một bản năng, không phải

Giới trí thức tinh hoa trong lịch sử Việt Nam

Để xây dựng kinh tế tri thức trở thành chủ đạo của nền kinh tế quốc dân, chúng ta cần có một lực lượng lao động tương ứng là lao động có kiến thức cao, nói khác đi đòi hỏi mọi thành viên tham gia nền kinh tế này phải là người lao động trí tuệ hoặc sử dụng trí tuệ như công cụ lao động chủ yếu, đặc biệt là phải hình thành một giới trí thức tinh hoa. Chỉ từ những điều sở tri sở kiến của mình, chúng tôi muốn góp bàn về việc nhận diện thực trạng của giới tinh hoa trong lịch sử Việt Nam và những đặc điểm của giới đó có thể trở thành chướng ngại mà chúng ta cần khắc phục trong việc hướng tới hình thành giới tinh hoa mới trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay. Trong lịch sử Việt Nam cho đến tận đầu thế kỷ XX, mẫu hình trí thức tồn tại lâu dài nhất, có tác động lớn nhất đến đời sống tinh thần xã hội là nhà Nho. Tinh thần văn hóa Nho giáo thấm sâu vào thành truyền thống, thậm chí thành bản sắc của nền văn hóa dân tộc. Về mặt diện mạo tổng thể, nền văn hóa Việt Nam từ thế kỷ XIV đến