Skip to main content

Posts

Showing posts from November, 2008

First post using stackedit

Welcome to StackEdit! Hey! I’m your first Markdown document in StackEdit 1 . Don’t delete me, I’m very helpful! I can be recovered anyway in the Utils tab of the Settings dialog. Documents StackEdit stores your documents in your browser, which means all your documents are automatically saved locally and are accessible offline! Note: StackEdit is accessible offline after the application has been loaded for the first time. Your local documents are not shared between different browsers or computers. Clearing your browser’s data may delete all your local documents! Make sure your documents are synchronized with Google Drive or Dropbox (check out the Synchronization section). Create a document The document panel is accessible using the button in the navigation bar. You can create a new document by clicking New document in the document panel. Switch to another document All your local documents are listed in the document panel. You can switch from one to anoth

thơ 31, 32 & 33

thơ 31 có một bài thơ hay nhớ thương về ngôi làng quê hương của nó. Bài thơ nghĩ rằng hồn Việt nằm trong những ngôi làng bình yên rơm rạ đó. Bài thơ day dứt về đường làng ngõ nhỏ, nơi cái giếng thơ “ba gian đầy cả ba gian nắng chiều...” vẫn còn rêu phong gạch phủ. Nơi đình làng còn là chiếc chiếu cho bọn trẻ con quỳ vòng tay cung kính mừng thọ những người già khi hàng xóm của bài thơ mở rộng nhà để tựa núi nhìn sông hổ ngồi rồng cuộn, tự nhiên bài thơ chảy nước mắt bài thơ biết rằng làng quê của mình, những con ngõ lát gạch Bát Tràng gập ghềnh sẽ còn gập ghềnh hơn dù vẫn reo vui âm vang tiếng pô xe máy Trung Quốc và tiếng hát karaoke của trai làng đang yêu. Cổng làng có ao rau muống quẫy nước mỗi chiều đi làm đồng về của bài thơ sẽ san lấp đúng theo quy hoạch và tiến độ. Những ngôi nhà hình vòm hình chóp hình ống hình ốm nhách hình cao nghều... kiểu Ba Tư, kiểu Tàu, kiểu La Mã, kiểu lùn lùn nhưng vẫn vui vui... sẽ đan xen tiếp tiếp với nhau. Ngôi làng sẽ mang tầm nhìn đến 20 n

thơ 28, 29 & 30

thơ 28 có một bài thơ rất hay viết thơ tình, kiểu anh nhớ em em hỡi anh nhớ... Nhiều khi em quên rồi nhưng anh (bài thơ) vẫn nhớ, dù em ở nơi nào em vẫn không xa cách anh (là bài thơ) được đâu... Sau đó người ta kêu nó lên nhắc nhở không nên uỷ mị vàng vọt như thế bài thơ bắt đầu chào đỉnh cao với những ước ao, những câu thơ cháy bỏng khát khao, những câu thơ bay theo gió rì rào... Người ta lại gọi nó lên nhắc nhở không nên ồn ào khoa trương rỗng tuếch như thế bài thơ bắt đầu viết về sông núi biển khơi, mây trời gió lộng, trời của ta đất của ta, “dù ở đâu Tổ Quốc vẫn trong lòng”... Người ta lại gọi nó lên nhắc nhở không nên viết về những điều nhạy cảm như thế bài thơ bắt đầu viết, và người ta lại tiếp tục gọi nó lên với những nhắc nhở vân vân không đỉnh cao, không những ước ao, không có xì xào, không viết tào lao, không nói biển hồ không được nói ao, cũng không nên nói mày tao... bây giờ bài thơ đang loay hoay, cũng không biết ra sao... thơ 29 có một bài thơ

thơ 25, 26 & 27

thơ 25 có một bài thơ đang đi giữa một phố trưa đầy nắng. Nó thấy bóng của nó đổ dài, leo lên leo xuống thoăn thoắt giữa mọi chướng ngại vật. Chiếc bóng của bài thơ linh hoạt đến nỗi nó không còn là chiếc bóng nữa mà đã biến thành một bài thơ thứ hai. Thế là người ta nhìn thấy hai bài thơ đang dắt tay nhau đi dạo trên đường một lát sau trời nắng to hơn, hai bài thơ lại đổ hai chiếc bóng xuống đường. Hai chiếc bóng cũng thoăn thoắt leo trèo vượt qua mọi vỉa hè và các quán nước trên đó để đi theo hai bài thơ. Hai chiếc bóng của hai bài thơ linh hoạt đến nỗi không còn là hai chiếc bóng nữa mà đã thành bốn bài thơ đang dắt tay nhau đi dạo trên đường một lát sau, cũng y như thế người ta thấy có tám bài thơ dắt tay nhau đi dạo trên đường, kiểu như: “anh dắt em vào cõi Bác xưa / đường xoài hoa trắng nắng đu đưa...” một lát sau, người ta thấy mười s áu bài thơ dắt tay nhau đi dạo trên đường bây giờ thì đã thành ngàn vạn bài thơ lúc nhúc dắt tay nhau đi dạo trên đường. Có lẽ vì v

thơ 21, 22, 23 & 24

thơ 21 có một bài thơ thường bị than phiền là tắc tị khó hiểu. Người ta trách nó cứ học đòi các thứ “đã cũ rích ở bên Tây” mà không biết rằng dân tộc của nó đã tự tình ngàn năm với những cảm xúc chân thành, chân chân chân thật thật thật. Bài thơ rụt rè nói: ông ơi không phải con không biết cách viết chân chân chân thật thật thật (không phải chân chân chân đùi đùi đùi), mà vì sự thật của con giống y như thật, giống đến nỗi nếu con viết ra giọt nước mắt thì môi con đã mặn chát, mà như vậy thì phiền cho con lắm một ông, hình như tên là Quản Có Lý, cười đểu với nó: vậy thì em viết cho anh một bài như vậy xem nào. Anh cũng muốn nhìn thấy sự thật y như thật của em lắm lắm. Bài thơ không tin, kêu ông viết giấy cam đoan không làm khó dễ bài thơ nếu bài thơ viết chân chân chân thật thật thật y như thật. Ông viết và ký cái rẹt bài thơ viết một bài thơ tả con cọp bị đói, vừa viết xong dòng cuối cùng con cọp hiện ra vồ lấy ông có lý kia chạy tuốt vô rừng. Vợ con ông ấy khóc lóc thảm thiết

thơ 19 & 20

thơ 19 có một bài thơ thích nói chuyện sâu xa, ví như triết học. Nó than phiền về việc người ta cứ lẫn lộn hết cả giữa tôn giáo với ý nghĩ giả dối của mấy ông lãnh tụ (hồi xưa) & mấy ông lãnh chúa (bây giờ) và triết học. Nó than phiền về sự nhàm chán của chính trị đang làm loạn trong triết học, là thứ khoa học của mọi khoa học mà nó đang yêu mến nó (bài thơ) hay nhắc tới các các “trào lưu”, “chủ thuyết” hấp dẫn mơ hồ và xa tít tận đâu đâu... hình như là ở tận các nước Đức, Pháp... Nó phát âm và đọc tên các tác giả ấy rất rõ ràng, hình như cũng bằng tiếng Đức, tiếng Pháp... (vì người ta nghe ác ác eng eng nên đoán thế, chứ cũng không ai biết tiếng Đức hay tiếng Pháp). Người ta thấy nó như vậy nên cho nó đi nghiên cứu ở các nước Đức, Pháp... với hy vọng ngày về, nó (bài thơ) sẽ giảng triết học cho mà nghe. Chắc là hay lắm thời gian sau nó về (cũng hơi hơi lâu). Sáng hôm đó mọi người tập trung nghe nó giảng chuyện ở Đức thì nó kể về bia đen và xúc xích. Sau khi nghe xong c

thơ 16, 17 & 18

thơ 16 có một bài thơ bị rơi mất hai mắt nên mò mẫm đi tìm. Hắn va phải một người đàn bà cũng bị rơi mất cặp vú nên cũng đang đi tìm như hắn. Sở dĩ hắn biết bà ta rơi mất cặp vú vì chạm vào bà ta hắn thấy không êm. Sở dĩ hắn nghĩ đến một vật rơi mà không vỡ đó vì hắn cũng mới dẫm phải vật gì hắn thấy êm êm. Nên hắn nghĩ đàn bà là chạm vào không êm nhưng dẫm vào thì êm. Hắn cứ nghĩ lẩn thẩn như thế điều khó nhất với hắn bây giờ là hắn thấy chung quanh mình loạng choạng. Chữ loạng choạng này có lần vợ hắn đã nhắc hắn: “khi anh gần loạng choạng, thì có người bình minh” ý muốn nói hắn đừng ỷ mình thơ hay rồi ăn hiếp vợ. Hắn cảm thấy chiếc váy bà ta căng chật nơi hông và vùng bẹn vì vòng eo và mông của bà không rơi mất, chỉ có những chiếc cúc áo của bà ta hơi lòng khòng lỏng khỏng vì không còn cặp vú. Hắn vẽ thêm một gương mặt và cặp đùi, nét vẽ hơi mờ vì hắn cũng không còn nhiều màu để tưởng tượng hắn chăm chú vào việc tưởng tượng bà ta đến nỗi hắn thấy cái bóng (tối) của bà ta đổ

thơ 9, 10, 11, 12... 14 & 15

thơ 9 có một thời người ta ngạc nhiên không biết vì sao thơ đi đâu mất. Ở chợ, ở lớp học, ở quán nhậu... Ở đâu người ta cũng nói ra vi vút mà không có thơ. Nhất là ở quán nhậu, nè ông, hôm qua mưa quá, quán tôi mái lá, không bóng người qua ... Người ta phát âm véo veo không chút lạc giọng. Cứ như đó mới là điều duy nhất người ta cần nói với nhau. Nhưng ly rượu gạo (có hay không có tí thuốc sâu đều đục lờ đờ) càng về sau càng dài, càng dài càng nhạt (chứ không phải càng dài càng to), chỉ gây một cảm giác ngây ngấy ơn ớn nên nhiều người hay bỏ ra nôn ở phía sau quán. Ly cuối cùng trong cảm giác vỡ mộng vì kết thúc, trong cảm giác tưởng như đã tìm thấy một cái gì hứa hẹn, người ta thường nôn chữ ra thành vòi, qua ánh đèn lấp lánh như cầu vồng bảy sắc... Nhưng chữ ở đâu trong cổ họng mà người ta cứ nôn ra mãi? Cái ly của chữ chứa đựng những âm vang gì để người ta nôn mãi ra như thế? Những chữ đầu tiên lúc nãy còn tươi nguyên run rẩy bây giờ đã thành một đống tanh tưởi lầy nhầy. Cổ h

thơ 5, 6, 7 & 8

thơ 5 có một bài thơ chưa kịp viết xong thì bị rơi xuống nước. Một bài thơ khác chưa kịp viết xong thì rơi vào lửa. Còn nữa... khá nhiều bài thơ tiếp tục rơi trên đường chạy tiếp sức của mình sau này người ta mới biết nó không rơi mà bị người ta xô xuống vì cần một tấm gương tuẫn tiết vì cần hô: nhiệt liệt vì cần một giai thoại anh hùng đốt chai xăng vì vân vân... chỉ có điều thơ hơi băn khoăn, chưa kịp viết xong nên mấy chữ cuối cùng bị thiếu, kiểu giai thoại thì thành giai thọi, sức nén thành sức né, v.v... Nhưng thơ hỏi thì người ta kêu: ôi nhằm nhò gì ba chuyện nhỏ, lăn tăn thơ 6 có một bài thơ lấy cái tai của bài hát họ Trịnh, lấy con mắt của truyện ngắn họ Nguyễn. Cả Trịnh và Nguyễn đều không biết mình bị mất tai và mắt, nên hình như trong lịch sử họ đã lấy sông Gianh chia hai phe đánh nhau hai trăm năm có lẻ. Đứ đừ thơ ngạc nhiên vì nó không nghĩ là mình lại làm người ta đánh nhau đau (và lâu) như thế nó chả mất một ngón chân khi chỉ ngồi tưởng tượng nơi

Thơ 1,2,3,4 - Lê Vĩnh Tài

thơ 1 có một bài thơ không có chữ, không có dòng nào, chỉ những ký hiệu @,%^&^J $$$ và được gọi là thơ cụ thể trên lý thuyết con người ta có thể không có miệng (câm), không có tai (điếc), không có mắt (mù) và cũng là những con người cụ thể chỉ những người không có tự do (tù) thì không thể là người cụ thể, vì ngoài việc hít thở ra, ta không còn biết gì về họ và ta cũng không nên nói gì về họ đỡ lo thơ 2 có một bài thơ vì quá trớn đã té nhào ra trang giấy, vỡ tung ra những tiếng kêu, khóc, chửi bới, đau đớn... nhưng không thấy văng ra một chữ nào một người tò mò lại xem, khen, chê... nhưng không nhìn kịp bài thơ (vì cũng không có chữ nào) mà tha hồ bình luận khi chỉ cầm trên tay mảnh vỡ một người nữa hùa theo cũng xem, khen, chê... và trên tay cũng là mảnh vỡ (nhưng vụn và nhỏ hơn mảnh vỡ hồi nãy) thêm người nữa, người nữa, người người nữa... mọi người vào hùa xúm lại xem, khen, chê... và lần này chỉ còn là những hạt bụi trên tay bài thơ quá chán (

Não bên nào của bạn lớn hơn

Đây là một bài kiểm tra nho nhỏ về chức năng hai bán cầu não của bạn. Hãy hình vào bức hình có cô gái đang nhảy dưới đây. Bạn thấy cô ta đang xoay theo chiều kim đồng hồ hay ngược chiều kim đồng hồ ??? - Nếu bạn trả lời là cô ta xoay theo chiều kim đồng hồ, bạn thường xuyên sử dụng bán cầu phải hơn. Trường hợp ngược lại có nghĩa bạn sử dụng bán cầu não trái nhiều hơn. Và sau đây là các chức năng của từng bán cầu LEFT BRAIN FUNCTIONS RIGHT BRAIN FUNCTIONS uses logic detail oriented facts rule words and language present and past math and science can comprehend knowing acknowledges order/pattern perception knows object name reality based forms strategies practical safe uses feeling “big picture” oriented imagination rules symbols and images present and future philosophy & religion can “get it” (i.e. meaning) believes appreciates spatial perception knows object function fantasy based presents possibilities impetuous risk taking

Về tiếng cười | Về một lối tiếp cận sự bất tử

DANIIL KHARMS (1905-1942) Daniil Kharms (tên thật là Daniil Ivanovich Yuvachev) là nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch người Nga, sinh ra tại St. Petersburg. Thân phụ của ông là Ivan Yuvachev, một thành viên nổi tiếng của nhóm cách mạng “Nguyện Vọng Nhân Dân”. Daniil chào đời trong lúc thân phụ của ông đang bị cầm tù vì hoạt động chống sa hoàng. Sau này, chính Daniil lại bị cầm tù bởi chính quyền “cách mạng” của Stalin, rồi chết đói trong tù. Từ năm 1924, Daniil Kharms bỏ trường đại học và dấn thân vào văn chương. Năm 1928, ông sáng lập nhóm OBERIU (Hiệp Hội Nghệ Thuật Thực Sự) với các thành viên là những nghệ sĩ tiền vệ triệt để. Chế độ Stalin không chấp nhận nghệ thuật của nhóm này, nên đã bắt nhốt Daniil Kharms vào năm 1931 và đày ông từ St. Petersburg đến Kursk. Năm 1932, ông được thả trở về St. Petersburg và vừa viết vừa sống nghèo đói lây lất cho đến khi bị bắt lần cuối cùng vào năm 1941. Họ nhốt ông trong trại tâm thần của nhà giam Leningrad số 1, và ông chết ở đó vào ng

Về các thiên thần

DONALD BARTHELME (1931-1989) Donald Barthelme (1931-1989) là một trong những đại biểu của văn chương hậu hiện đại Hoa Kỳ. Ông đã xuất bản 19 cuốn sách, trong đó có 3 tiểu thuyết, 1 kịch bản, và hầu hết là những tập truyện ngắn. Barthelme qua lại thường xuyên giữa New York và Houston vì làm việc ở cả hai nơi: ông dạy môn viết văn sáng tạo (creative writing) tại University of Houston, và đồng thời là giáo sư môn văn chương Anh ngữ tại City College (thuộc City University of New York). Barthelme đã đoạt nhiều giải thưởng văn học, trong số đó có: Guggenheim Fellowship (1966); Time Magazine's Best Books of the Year (1971) cho cuốn City Life ; National Book Award for Children's Literature (1972) cho cuốn The Slightly Irregular Fire Engine or the Hithering Thithering Djinn ; Morton Dauwen Zabel Award (1972), do National Institute of Arts and Letters trao tặng; và Jesse H. Jones Award (1976) do Texas Institute of Letters trao cho cuốn The Dead Father . Nhà phê b

www.localhost.com

Những ai phải cài đặt web server trên localhost có lẽ đều biết tới lỗi này, sau khi cài đặt Apache, khi bạn gõ http://localhost/ thì trình duyệt lại redirect đến http://www.localhost.com, và tất nhiên là báo lỗi, vì làm gì có trang web nào như vậy. Để giải quyết, bạn hãy mở file hosts nằm trong thư mục C:\Windows\System32\drivers\etc bằng Notepad, và xóa dòng ::1 localhost đi (với Windows Vista). Một giải pháp khác là bạn có thể thêm 1 dòng vào cuối file là: 127.0.0.1 www.localhost.com Hoặc, với Firefox, bạn gõ about:config, và sửa giá trị browser.fixup.alternate.enabled thành false, để Firefox không tự động foward địa chỉ cho bạn.

Dấu rêu

Thu Nguyệt K hông thể làm một cánh hoa Rắc hương thơm lối người qua một chiều Xin làm một chút rong rêu Chân người in lại nói điều lãng quên... Mong người mãi được bình yên Tôi xanh một nấm mồ lên chính mình ! Rồi đây mưa gió vô tình Thời gian xóa dấu chân in ngày nào Tôi còn biết tựa vào đâu Để rong rêu biết xanh màu rong rêu ?!

Phỏng Vấn Nhà Thơ/ Phê Bình Dana Gioia

Gloria G. Brame (1955 - ) Tôi không đòi có một thứ thơ bình thường. Tôi muốn có một nghệ thuật chi phối và dễ hiểu vừa đủ để phản ánh trọn vẹn kinh nghiệm sống và lạc thú của con người. Dana Gioia Một trong những tiếng nói gây ra nhiều tranh luận nhất trong nền thơ đương đại đến từ Dana Gioia, nhà thơ, nhà phê bình, chủ bút, dịch giả mà tiểu luận “Can Poetry Matter?” (xuất hiện lần đầu trong The Atlantic năm 1991) đưa ra một thảo trình nghị sự mang nhiều tham vọng phục hồi vị trí hàng đầu của thơ trong văn chương Mỹ. Những phân tích gãy gọn của Gioia về tình trạng thơ đương đại và những toa thuốc táo bạo, đã đặt ông vào trọng tâm của nhiều cuộc tranh luận nháng lửa liên hệ giữa thơ và văn hóa đương đại. Trong phần đầu của bài phỏng vấn này, Gioia nói đến quan điểm của ông về thơ Mỹ hiện tại và trong tương lai. PHẦN I GGB: Bài tiểu luận Can Poetry Matter? trong tuyển tập phê bình đầu tay của anh lý luận rằng thơ đã biến thành “nghề chuyên môn của một nhóm tương đối nhỏ và cô lập.” Để lấ