Skip to main content

Posts

Showing posts from 2008

First post using stackedit

Welcome to StackEdit! Hey! I’m your first Markdown document in StackEdit 1 . Don’t delete me, I’m very helpful! I can be recovered anyway in the Utils tab of the Settings dialog. Documents StackEdit stores your documents in your browser, which means all your documents are automatically saved locally and are accessible offline! Note: StackEdit is accessible offline after the application has been loaded for the first time. Your local documents are not shared between different browsers or computers. Clearing your browser’s data may delete all your local documents! Make sure your documents are synchronized with Google Drive or Dropbox (check out the Synchronization section). Create a document The document panel is accessible using the button in the navigation bar. You can create a new document by clicking New document in the document panel. Switch to another document All your local documents are listed in the document panel. You can switch from one to anoth

Fundamentals of Database systems, 4th edition

  Cuốn sách có thể coi là "gối đầu giường" cho những ai nghiên cứu về cơ sở dữ liệu thuần túy. Bản in lần thứ tư và thứ năm là những bản in rất hiếm trên Internet (bản 3 thì nhiều hơn, các bạn có thể tìm thấy dễ dàng với Google).  Bản pdf này là bản scan, dung lượng gần 40MB, nhưng chất lượng rất tốt, chữ nhìn rõ nét. Đương nhiên là các bạn không thể sử dụng chức  năng index của file pdf hỗ trợ rồi.  Link download:  http://www.mediafire.com/?wwfi33g3wom  Một vài trang web giới thiệu về cuốn sách:   http://www.pearsonhighered.com/educator/academic/product/0,,0321122267,00%2Ben-USS_01DBC.html   http://www.amazon.com/Fundamentals-Database-Systems-Ramez-Elmasri/dp/0321122267

Project Euler: problem 3

Đề bài: The prime factors of 13195 are 5, 7, 13 and 29. What is the largest prime factor of the number 600851475143 ? Tức là tìm ước số nguyên tố lớn nhất của 600851475413. Bài này thì đương nhiên là quá dễ, tuy nhiên nếu viết bằng C++ thì cần chú ý là không thể sử dụng các kiểu cơ bản như long , vì sẽ bị tràn số. Sử dụng kiểu long long int , và chú ý là thêm LL vào sau giá trị của biến có kiểu long long int . Mã nguồn được viết và biên dịch bởi Code:Blocks 8.02, Windows XP. #include #include bool check_prime (long long int a) {     if (a==2) return true;     for (long long int i = 2; i <= sqrt(a); i++) {         if (a % i == 0) return false;     }     return true; } int main() {     long long int n = 600851475143LL;     long long int s = long(sqrt(n));     for (long long int i = s; i >= 2; i--) {         if ((n % i == 0) && check_prime(i)) {             cout <<>             break;         }     } }

Cỏ xót xa đưa

Cỏ Xót Xa Đưa Ca sĩ: Khánh Ly

Bỏ lại dòng sông

T hôi đành bỏ lại sau lưng Một mùa hoa của lưng chừng tuổi xanh Nắng mưa rát mặt thị thành Đêm nằm úp ngực dỗ dành chiêm bao. Thư về lại hẹn mùa sau Nương theo lối gió tặng nhau cánh diều Bao nhiêu hờn dỗi thương yêu Cũng xin tích tụ mây chiều và rơi. Qua sông Hậu một mình thôi Mà nghe sóng vỗ khôn nguôi mạn thuyền Giọt mưa nào chẳng bay nghiêng Mắc gì ta cứ chung chiêng với mình. Mai sau qua hết gập ghềnh Ta về soi lại tóc mình đầy sương Bông hoa ngày cũ còn hương? Tình em ngày cũ còn vương vấn lòng? Thôi đành bỏ lại dòng sông!

góc phố - Nguyễn Lãm Thắng

góc phố dầy đặc những panô, khẩu hiệu, quảng cáo, cờ xanh vàng tím đỏ dòng người lướt qua ấn tượng nhạt mờ không bám víu góc phố chi chít trên cột đèn, tường vách [có thể dòm được] những gia sư khoan cắt hầm cầu tìm người thân chuyên điều trị yếu sinh lý dòng xe lướt qua ấn tượng nhom nhem tuột góc phố lè rè chiếc loa phát thanh cũ rích độc thoại bản tin thành tích khẩn trương triệt để phòng chống kế hoạch hóa nghị quyết đại hội so với cùng kỳ năm ngoái dòng đời lướt qua ấn tượng nhập nhoè hụt góc phố các anh các chú hăng hái mở to đôi mắt nhìn đám người tất bật quan sát thật kỹ để truy tìm từng cá nhân không đội mũ bảo hiểm dòng người lướt qua ấn tượng thường ngày ở huyện, hì! góc phố đèn xanh đèn đỏ đèn vàng nhìn kìa! có người đang nép vào tường đái...

Độc diễn

Anh là một nghệ sĩ có tài , nhất là những lúc diễn một mình , tài của anh đã làm nhiều người rơi nước mắt , nhất là phái đẹp . Một ông già trồng cây gây rừng nuôi ong lấy mật, lại nuôi một đúa cháu ngoại tật nguyền . Dưới sự che chở của ông người bé nhỏ đáng thương ấy, sau này vẫn có ích . Ông không nuôi ong tay áo . Một người thợ trông Ga xép , công việc đơn điệu đến chán chưòng, nhưng cứ nghe tiếng còi tàu là mắt ông lại sáng lên Một hoạ sĩ có tài , giàu mà cô đơn , ông đã bán được nhiều tranh chân dung người đẹp . Hai người phụ nữ xinh xắn , duyên dáng yêu vai diễn của ông và lấy ông làm chồng Người thứ nhất theo ông về trong một đêm mưa và chia tay ông trong một đêm bão . Người thứ hai được ông cứu trong công viên khi bị làm nhục và làm nhục ông khi ông bị cắm sùng . Người này theo học nghề diễn ở một nước tiên tiến và quên luôn người nghệ sĩ , làm cho mình yêu nghệ thuật . Bây giờ ông ngồi nhỏ thó trong chiếc ghế Sa-Lông rộng , chiếc ghế ấy trong căn phòng hẹp ngổn n

Hồ Phương

Trên biển lớn lênh đênh sóng nước Ngó trông về xóm mới khuất xa Cỏ non nay chắc đã già Buồn tênh lại giở thư nhà ra xem (Xuân Sách) Họ Hồ tên gọi là Phương Bác vương vào nghiệp văn chương rất sờm (sớm) Cỏ non giờ đã vàng ươm Thư nhà thi thoảng lại lườm tý chơi Trên biển lớn bác cứ bơi Mà nghe Biển gọi, Mặt trời ấm nong (nóng) Ông trùm lon tướng oai phong (*) Cần sa bác vãi Cánh đồng phía Tây …(**) (Trần Nhượng) (*) Nhà văn Hồ Phương là một trong rất ít nhà văn được phong lon tướng (**) Các chữ màu đỏ là tên tác phẩm của Hồ Phương Tiểu sử: Tên thật: Nguyễn Thế Xương Sinh năm: 1930 Nơi sinh: Hà Đông- Hà Tây Bút danh: Tê Hoa Thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết Các tác phẩm: · Vệ út (1956) · Chuyện Tây Điện Biên Phủ (1957) · Lá cờ chuẩn đỏ thắm (1958) · Thư nhà (1958) · Cỏ non (1960) · Xóm mới (1963) · Trên biển lớn (1964) · Chúng tôi ở Cồn Cỏ (1968) · Huế trở lại mùa xuân (19

thơ 49, 50 & lời kết

thơ 49 bốn chín lần văn xuôi, thèm một lần có vần, năm mươi lần tay mỏi, thèm một lần bóp chân... bốn chín lần tóc bạc, thèm một lần xoa đầu, bàn tay con gái nhỏ, năm mươi lần tóc sâu... bốn chín lần đi đâu, thèm một lần về lại, lần năm mươi chia hai, thành vực sâu mãi mãi... bốn chín lần gặp lại, thèm một lần bất ngờ, trong mưa phùn em đến, nói mưa mềm hơn xưa... thơ 50 bốn chín lần đuôi voi, một lần thành đầu chuột, năm mươi thơ ao ước, mượn được cái đầu heo ( không có nấu cháo ) bốn chín lần ẩn dụ, thèm một lần cởi truồng, thôn lờ ngày tuổi nhỏ, tắm dưới trời mưa tuôn... bốn chín lần chữ nghĩa, thèm một lần văn chương, nhân ba lần mười tám, cũng năm mươi như thường... ( ý bài thơ muốn nói trẻ rồi cũng già, mới rồi cũng cũ, nổi rồi cũng chìm, hợp rồi cũng tan vân vân... ) ... bốn chín lần lòng vòng, thèm một lần nói ngắn, lần năm mươi im lặng, thèm dấu cách giữa dòng... lời kết có một bài thơ chơi với bạn (có nhiều tên): Giấy Hơi Vàng, Giấy

thơ 48

có một bài thơ nhớ có lần soi gương ở nhà vẫn thấy bóng mình trong gương, nhưng khi đến nhà bạn Học Dạy Văn chơi và rủ bạn đi nhậu, thì bạn Học Dạy Văn không nhìn hay nghe thấy gì hết. Bài thơ đi về, nghĩ về cuộc đời với những lần gặp mặt, càng nghĩ càng buồn và làm thơ về tha nhân, về bản ngã rất hay. Những ý tưởng siêu hình về cái ta thấy vậy nhưng không phải vậy, ví như “đá nổi trên mặt nước...” hay “đá dạy ta mềm mỏng...”, thế giới đang tồn tại trong những dấu hỏi đầy nghi vấn của bài thơ. Nói chung bài thơ vẫn biết “đừng thấy đỏ mà tưởng chín” hay “đừng tưởng thấy được đùi là thấy được... vân vân”. Bài thơ ngồi uống rượu một mình (vì rủ bạn không được) với các ý tưởng không thể giải thích trong đầu, nhiều cái ở đâu đâu, không biết vì sao bài thơ lại bật ra... khi bài thơ có dịp gặp lại bạn, bài thơ kể về những chuyện đó. Nhân tiện bài thơ nói lan man về sự chờ mong của chữ và những ẩn dụ mà bài thơ chưa kịp thể hiện bạn bài thơ cười ôi trời vậy mà bữa đó tao tưởng mày đến mư

thơ 47

có một bài thơ có gương mặt ngây thơ và mái tóc xoăn xoã trước trán dịu dàng. Những nơi đông người, bài thơ thường hay ngồi khuất vào góc tối, ngượng nghịu nhìn xuống chân mình. Sở dĩ như thế là vì bài thơ sống vào cái thời có quá nhiều phù thuỷ. Ai cũng phải có một khả năng biến hoá gì đó mới được công nhận là người trưởng thành. Bài thơ luôn luôn lo lắng về việc nó không có phép màu phù thuỷ như mọi người, bài thơ lo lắng đến mức gương mặt bài thơ xám đi như bị ám khói chúng ta tạm ngưng câu chuyện về sự lo lắng của bài thơ và kể về buổi sáng bài thơ đi thi bài thơ thấy người ta hô biến một lớp mẫu giáo thành lớp chuyên, liền sau đó người ta tổ chức thi tuyển đầu vào mẫu giáo. Người khác hô biến phó tiến sĩ thành tiến sĩ, liền sau đó số lượng thống kê tiến sĩ tăng vọt dẫn đầu khu vực, một số nán lại hỏi thủ tục phong phó giáo sư (không phải người giúp việc cho giáo sư, mà từ từ sẽ lên làm giáo sư). Người khác nữa hô biến rừng thành đồi trọc, liền sau đó hô biến tiếp lấy tiền tr

thơ 46

có một bài thơ không biết thời gian bước vào bài thơ như thế nào, nó cứ hỏi đi hỏi lại điều đó với rất nhiều người. Người ta ngạc nhiên hỏi nó sao lại có một thắc mắc kỳ lạ như thế? bài thơ trả lời nó thấy nhiều bài thơ bạn nó hay nói chuyện về bất tử, vậy chắc phải có nhiều thời gian lắm, nếu không thì lấy đâu ra một đời sống lâu dài như thế. Nó cũng muốn được sống lâu lâu một chút, vì thế nó cứ đi tìm cách để đưa thời gian vào. Có điều, khi cố nhét thời gian vào, bài thơ bị phình to và sau đó vỡ tung ra muôn ngàn mảnh vụn. Những mảnh vỡ ấy chính là các xác chữ, bị bài thơ làm chết oan. Xác chữ kêu cứu đến Diêm Vương, vì thế bài thơ bị “triệu tập” về địa ngục (trên đường đi nó cũng thấy hai bên những hàng đá đè lên nhau như trong giấc mơ ngày nào) lấy lời khai lần thứ nhất: bài thơ khóc nói rằng mình chỉ muốn lấy thật nhiều thời gian, không nghĩ làm chữ chết oan nhiều như thế... lấy lời khai lần thứ hai: bài thơ cũng khai y như vậy lúc này Diêm Vương biết bài thơ tình thật

thơ 45

thơ 45 (hay thơ 44 viết ngược) có một bài thơ vì héo úa dần dần rồi chết già chứ chả phạm tội gì nên khi chết được lên thiên đường. Lên đó, bài thơ gặp lại nhà thơ như thế này, năm xưa, đã từng cắt mạch máu cứu mình nhưng không thành, hai bên nhìn nhau mừng mừng tủi tủi... Để khỏi day dứt hay ân hận, hai bên thống nhất cùng nhau làm ngược lại những gì đã làm nơi dương thế, và như vậy sẽ cùng nhau sống lại đoàn tụ ở dương gian mọi chuyện diễn ra cho đến khi nhà thơ nằm xuống tấm vải trắng. Bài thơ loay hoay tìm vẫn không thấy mạch máu của nhà thơ bị đứt chỗ nào, bài thơ cứ quỳ kế bên mà khóc vì không làm sao nối lại được chỗ đứt. Hoá ra vì cũng không có linh hồn nên nhà thơ cũng không có thần kinh mạch máu. Cảm xúc và máu của nhà thơ chảy trong những ống nhựa li ti nhiều màu xanh đỏ tím vàng hay trong suốt, đổi màu đón gió liên tục không theo một quy luật nào nên bài thơ không làm sao tìm được để nối lại chỗ đứt (bởi vì có đứt chỗ nào đâu). Bài thơ cứ quỳ và loay hoay mãi. Loay

thơ 43 & 44

thơ 43 có một bài thơ gương mặt hơi ám khói vì hút nhiều thuốc lá. Một lần đi chơi bài thơ thấy một quán bán cháo gà ăn khuya, trước có treo một tấm biển: hãy vứt hết tất cả hy vọng khi vào đây . Bài thơ ngạc nhiên và cũng hơi rờn rợn, không dám bước vào. Bài thơ muốn quay về nhưng bạn bè đốc thúc, vì là bài thơ nên nó không thể không phiêu lưu (và cũng hơi đói bụng), thế là bài thơ rón rén bước vào bước vào, bài thơ thấy tấm bảng: không bao giờ sống sót , thì ra đó là nơi người ta đưa những con gà đến để giết thịt bước tiếp, bài thơ thấy tấm bảng: không phân biệt đạo đức tốt xấu , thì ra đó là nơi người ta cân ký và tính tiền thịt gà (mà cũng đúng thôi, đạo đức tốt xấu gì nếu đem cân ký thì cũng bình đẳng) bước tiếp, bài thơ thấy tấm bảng: rỗng tuếch và đồng nghĩa , thì ra đó là nơi người ta vận chuyển những miếng thịt gà đã chặt, sơ chế xong rồi lại tấm biển: không có cái chết đột ngột , đó là nơi mà người ta nấu cháo gà lúc này bài thơ muốn lên cơn hấp hối, vì đói

thơ 42

có một bài thơ mướn một căn gác tồi tàn để trọ. Nhưng phải đủ rộng vì bài thơ có rất nhiều sách. Đêm nào bài thơ cũng tiếp khách, vì người yêu của bài thơ hay ghé đến chơi (bài thơ cũng muốn cưới vợ, nhưng vì chưa có tiền nên cứ yêu yêu miết) người yêu của bài thơ và bài thơ cũng nói chuyện rất đắm say, chỉ than phiền căn gác có nhiều muỗi. Bài thơ hay làm thơ tặng người yêu sau mỗi đêm như vậy, ví như anh thức suốt đêm đuổi muỗi cho em anh thức suốt đêm đuổi muỗi cho em (mà quả bài thơ thức suốt đêm đuổi muỗi thật, nhiều bữa sáng dậy bài thơ mệt ngắc ngư) mấy tháng sau, mẹ của bài thơ lên căn gác thăm bài thơ. Mẹ đi mua cho bài thơ một cái mùng bằng vải xô trắng. Bài thơ nhìn dáng mẹ bung cái mùng ra như một đoá sen, mẹ đang trôi bềnh bồng giữa đó như một bà tiên. Căn gác trọ của bài thơ miên man như cổ tích được một đêm sau đó bài thơ vẫn làm thơ anh thức suốt đêm đuổi muỗi cho em anh thức suốt đêm đuổi muỗi cho em, vì bài thơ (làm thơ và kỹ sư đụng - đụng gì làm đó) và ngườ

thơ 40 & 41

thơ 40 có một bài thơ khi làm thơ thường hay ngồi gỡ chữ từ đám rối trong tóc của nó. Nó cứ gỡ lần lần như vậy, nhiều khi gỡ rối xong còn chải ngôi lại rất đẹp. Vì nó đẹp như thế nên nó được nhiều người yêu, nói theo ngôn ngữ bây giờ thì nó qua tay khá nhiều người. Mỗi người là cả một câu chuyện thú vị riêng mà nó cũng ít khi kể lại (bài thơ nghĩ cũng chẳng hay ho gì) có một người “qua tay” như vậy, khi sắp chia tay với bài thơ, thì thầm nhớ thương bên tai nó nhờ nó viết giúp một bức thư. Nó nghĩ có lẽ người ta nhờ nó vì nó là bài thơ nên có nhiều chữ. Bài thơ hơi ngạc nhiên vì mới chia tay đã vội viết thư làm gì, bài thơ hỏi: thư hở, sao lại viết vào lúc này? Bấy giờ người yêu của nó mới thú thật mình tên là Phê Văn Bành, vì chung đụng với nhiều bài thơ quá nên cứ sau bài thơ nào là nhờ bài thơ đó viết giúp luôn một lá thư để gửi lời nhớ thương cho bài thơ trước. Nhờ thế mà người yêu của bài thơ mới đủ thời gian và sức lực để yêu, yêu như cháy cả thân mình như người ta vẫn hay n

thơ 37, 38 & 39

thơ 37 có một bài thơ thấy bây giờ người ta nói mây gió trăng hoa nhiều quá, nắng vẫn vàng trong mỗi nhớ nhung... Có lẽ vì người ta đang yêu mà bài thơ thì không được ai yêu, nên bài thơ bực tức làm thơ văng bậy bạ loạn xị cả lên. Người ta la rầy thì nó (bài thơ) nói mình không chịu nổi thứ văn chương trì trệ u mê như thế. Người ta cười xoa đầu nó và bắt làm kiểm điểm sáng ngày lên nộp kiểm điểm, bài thơ đi hai tay không. Người ta hỏi nó bản kiểm điểm đâu, bài thơ trả lời em không biết sai phạm gì nên chưa viết được kiểm điểm. Một ông (nhìn hiền hiền) nói là em làm thơ phạm huý rồi đa, nhận rồi mấy anh sẽ tha. Bài thơ nói hồi xưa người ta viết lách phạm huý là trúng tên Vua, bây giờ có ông Vua Thơ nào tên Bậy Bạ đâu mà bảo nó phạm huý. Bài thơ cãi, không chịu, ngồi khóc. Một ông khác (cũng nhìn hiền hiền) lúc này thấy bài thơ cứng đầu nên tức đỏ mặt, lựa lời khuyên bảo nhưng bài thơ vẫn không chịu. Ổng vẫn chưa nghĩ ra tên huý nào để cãi lý với bài thơ hình như bây giờ người t

thơ 34, 35 & 36

thơ 34 có một bài thơ thường ấm ức các bạn của nó cứ nhẩn nha cầm chừng, nhìn sau trông trước, lầm thầm trước không có ai sau không có ai quanh quất chỉ mình ta... lúc nào cũng lầm thầm về sự cô độc mở cửa ra thấy núi (làm như bây giờ người ta không còn mở cửa ra để đóng tiền điện, coi người khác cãi lộn, đi chợ hay dắt con đi học nữa vậy) nhiều khi bài thơ tức quá, nói: ôi chao chúng ta băng giá hết rồi sao, thì các bạn bài thơ trả lời: chúng ta đang ở phố Sinh Từ chứ không phải phố Sinh Tử, nếu không hiền từ thì chúng ta sẽ gặp thứ dữ mất thôi... Bài thơ nghe vậy buồn đến mức bỏ nhà lang thang đi tìm phố Sinh Tử (không phải phố Sinh Từ, là phố bài thơ đang ở) như lời các bạn bài thơ nói, hy vọng sẽ gặp các bài thơ khác vui hơn bài thơ gặp phố Nịt Vú, phố Lẩu Thái, phố Cá Khô, phố Hàng Đào, phố Hàng Mã... nhưng không ai biết phố Sinh Tử. Một bà ở phố Nịt Vú còn nói bài thơ là ba xạo khi nói chuyện sinh tử với thơ. Bà cười hơ hơ phố cuối cùng còn sót lại bài thơ tìm đến là

thơ 31, 32 & 33

thơ 31 có một bài thơ hay nhớ thương về ngôi làng quê hương của nó. Bài thơ nghĩ rằng hồn Việt nằm trong những ngôi làng bình yên rơm rạ đó. Bài thơ day dứt về đường làng ngõ nhỏ, nơi cái giếng thơ “ba gian đầy cả ba gian nắng chiều...” vẫn còn rêu phong gạch phủ. Nơi đình làng còn là chiếc chiếu cho bọn trẻ con quỳ vòng tay cung kính mừng thọ những người già khi hàng xóm của bài thơ mở rộng nhà để tựa núi nhìn sông hổ ngồi rồng cuộn, tự nhiên bài thơ chảy nước mắt bài thơ biết rằng làng quê của mình, những con ngõ lát gạch Bát Tràng gập ghềnh sẽ còn gập ghềnh hơn dù vẫn reo vui âm vang tiếng pô xe máy Trung Quốc và tiếng hát karaoke của trai làng đang yêu. Cổng làng có ao rau muống quẫy nước mỗi chiều đi làm đồng về của bài thơ sẽ san lấp đúng theo quy hoạch và tiến độ. Những ngôi nhà hình vòm hình chóp hình ống hình ốm nhách hình cao nghều... kiểu Ba Tư, kiểu Tàu, kiểu La Mã, kiểu lùn lùn nhưng vẫn vui vui... sẽ đan xen tiếp tiếp với nhau. Ngôi làng sẽ mang tầm nhìn đến 20 n

thơ 28, 29 & 30

thơ 28 có một bài thơ rất hay viết thơ tình, kiểu anh nhớ em em hỡi anh nhớ... Nhiều khi em quên rồi nhưng anh (bài thơ) vẫn nhớ, dù em ở nơi nào em vẫn không xa cách anh (là bài thơ) được đâu... Sau đó người ta kêu nó lên nhắc nhở không nên uỷ mị vàng vọt như thế bài thơ bắt đầu chào đỉnh cao với những ước ao, những câu thơ cháy bỏng khát khao, những câu thơ bay theo gió rì rào... Người ta lại gọi nó lên nhắc nhở không nên ồn ào khoa trương rỗng tuếch như thế bài thơ bắt đầu viết về sông núi biển khơi, mây trời gió lộng, trời của ta đất của ta, “dù ở đâu Tổ Quốc vẫn trong lòng”... Người ta lại gọi nó lên nhắc nhở không nên viết về những điều nhạy cảm như thế bài thơ bắt đầu viết, và người ta lại tiếp tục gọi nó lên với những nhắc nhở vân vân không đỉnh cao, không những ước ao, không có xì xào, không viết tào lao, không nói biển hồ không được nói ao, cũng không nên nói mày tao... bây giờ bài thơ đang loay hoay, cũng không biết ra sao... thơ 29 có một bài thơ

thơ 25, 26 & 27

thơ 25 có một bài thơ đang đi giữa một phố trưa đầy nắng. Nó thấy bóng của nó đổ dài, leo lên leo xuống thoăn thoắt giữa mọi chướng ngại vật. Chiếc bóng của bài thơ linh hoạt đến nỗi nó không còn là chiếc bóng nữa mà đã biến thành một bài thơ thứ hai. Thế là người ta nhìn thấy hai bài thơ đang dắt tay nhau đi dạo trên đường một lát sau trời nắng to hơn, hai bài thơ lại đổ hai chiếc bóng xuống đường. Hai chiếc bóng cũng thoăn thoắt leo trèo vượt qua mọi vỉa hè và các quán nước trên đó để đi theo hai bài thơ. Hai chiếc bóng của hai bài thơ linh hoạt đến nỗi không còn là hai chiếc bóng nữa mà đã thành bốn bài thơ đang dắt tay nhau đi dạo trên đường một lát sau, cũng y như thế người ta thấy có tám bài thơ dắt tay nhau đi dạo trên đường, kiểu như: “anh dắt em vào cõi Bác xưa / đường xoài hoa trắng nắng đu đưa...” một lát sau, người ta thấy mười s áu bài thơ dắt tay nhau đi dạo trên đường bây giờ thì đã thành ngàn vạn bài thơ lúc nhúc dắt tay nhau đi dạo trên đường. Có lẽ vì v

thơ 21, 22, 23 & 24

thơ 21 có một bài thơ thường bị than phiền là tắc tị khó hiểu. Người ta trách nó cứ học đòi các thứ “đã cũ rích ở bên Tây” mà không biết rằng dân tộc của nó đã tự tình ngàn năm với những cảm xúc chân thành, chân chân chân thật thật thật. Bài thơ rụt rè nói: ông ơi không phải con không biết cách viết chân chân chân thật thật thật (không phải chân chân chân đùi đùi đùi), mà vì sự thật của con giống y như thật, giống đến nỗi nếu con viết ra giọt nước mắt thì môi con đã mặn chát, mà như vậy thì phiền cho con lắm một ông, hình như tên là Quản Có Lý, cười đểu với nó: vậy thì em viết cho anh một bài như vậy xem nào. Anh cũng muốn nhìn thấy sự thật y như thật của em lắm lắm. Bài thơ không tin, kêu ông viết giấy cam đoan không làm khó dễ bài thơ nếu bài thơ viết chân chân chân thật thật thật y như thật. Ông viết và ký cái rẹt bài thơ viết một bài thơ tả con cọp bị đói, vừa viết xong dòng cuối cùng con cọp hiện ra vồ lấy ông có lý kia chạy tuốt vô rừng. Vợ con ông ấy khóc lóc thảm thiết

thơ 19 & 20

thơ 19 có một bài thơ thích nói chuyện sâu xa, ví như triết học. Nó than phiền về việc người ta cứ lẫn lộn hết cả giữa tôn giáo với ý nghĩ giả dối của mấy ông lãnh tụ (hồi xưa) & mấy ông lãnh chúa (bây giờ) và triết học. Nó than phiền về sự nhàm chán của chính trị đang làm loạn trong triết học, là thứ khoa học của mọi khoa học mà nó đang yêu mến nó (bài thơ) hay nhắc tới các các “trào lưu”, “chủ thuyết” hấp dẫn mơ hồ và xa tít tận đâu đâu... hình như là ở tận các nước Đức, Pháp... Nó phát âm và đọc tên các tác giả ấy rất rõ ràng, hình như cũng bằng tiếng Đức, tiếng Pháp... (vì người ta nghe ác ác eng eng nên đoán thế, chứ cũng không ai biết tiếng Đức hay tiếng Pháp). Người ta thấy nó như vậy nên cho nó đi nghiên cứu ở các nước Đức, Pháp... với hy vọng ngày về, nó (bài thơ) sẽ giảng triết học cho mà nghe. Chắc là hay lắm thời gian sau nó về (cũng hơi hơi lâu). Sáng hôm đó mọi người tập trung nghe nó giảng chuyện ở Đức thì nó kể về bia đen và xúc xích. Sau khi nghe xong c

thơ 16, 17 & 18

thơ 16 có một bài thơ bị rơi mất hai mắt nên mò mẫm đi tìm. Hắn va phải một người đàn bà cũng bị rơi mất cặp vú nên cũng đang đi tìm như hắn. Sở dĩ hắn biết bà ta rơi mất cặp vú vì chạm vào bà ta hắn thấy không êm. Sở dĩ hắn nghĩ đến một vật rơi mà không vỡ đó vì hắn cũng mới dẫm phải vật gì hắn thấy êm êm. Nên hắn nghĩ đàn bà là chạm vào không êm nhưng dẫm vào thì êm. Hắn cứ nghĩ lẩn thẩn như thế điều khó nhất với hắn bây giờ là hắn thấy chung quanh mình loạng choạng. Chữ loạng choạng này có lần vợ hắn đã nhắc hắn: “khi anh gần loạng choạng, thì có người bình minh” ý muốn nói hắn đừng ỷ mình thơ hay rồi ăn hiếp vợ. Hắn cảm thấy chiếc váy bà ta căng chật nơi hông và vùng bẹn vì vòng eo và mông của bà không rơi mất, chỉ có những chiếc cúc áo của bà ta hơi lòng khòng lỏng khỏng vì không còn cặp vú. Hắn vẽ thêm một gương mặt và cặp đùi, nét vẽ hơi mờ vì hắn cũng không còn nhiều màu để tưởng tượng hắn chăm chú vào việc tưởng tượng bà ta đến nỗi hắn thấy cái bóng (tối) của bà ta đổ

thơ 9, 10, 11, 12... 14 & 15

thơ 9 có một thời người ta ngạc nhiên không biết vì sao thơ đi đâu mất. Ở chợ, ở lớp học, ở quán nhậu... Ở đâu người ta cũng nói ra vi vút mà không có thơ. Nhất là ở quán nhậu, nè ông, hôm qua mưa quá, quán tôi mái lá, không bóng người qua ... Người ta phát âm véo veo không chút lạc giọng. Cứ như đó mới là điều duy nhất người ta cần nói với nhau. Nhưng ly rượu gạo (có hay không có tí thuốc sâu đều đục lờ đờ) càng về sau càng dài, càng dài càng nhạt (chứ không phải càng dài càng to), chỉ gây một cảm giác ngây ngấy ơn ớn nên nhiều người hay bỏ ra nôn ở phía sau quán. Ly cuối cùng trong cảm giác vỡ mộng vì kết thúc, trong cảm giác tưởng như đã tìm thấy một cái gì hứa hẹn, người ta thường nôn chữ ra thành vòi, qua ánh đèn lấp lánh như cầu vồng bảy sắc... Nhưng chữ ở đâu trong cổ họng mà người ta cứ nôn ra mãi? Cái ly của chữ chứa đựng những âm vang gì để người ta nôn mãi ra như thế? Những chữ đầu tiên lúc nãy còn tươi nguyên run rẩy bây giờ đã thành một đống tanh tưởi lầy nhầy. Cổ h