Skip to main content

Posts

Showing posts from May, 2009

First post using stackedit

Welcome to StackEdit! Hey! I’m your first Markdown document in StackEdit 1 . Don’t delete me, I’m very helpful! I can be recovered anyway in the Utils tab of the Settings dialog. Documents StackEdit stores your documents in your browser, which means all your documents are automatically saved locally and are accessible offline! Note: StackEdit is accessible offline after the application has been loaded for the first time. Your local documents are not shared between different browsers or computers. Clearing your browser’s data may delete all your local documents! Make sure your documents are synchronized with Google Drive or Dropbox (check out the Synchronization section). Create a document The document panel is accessible using the button in the navigation bar. You can create a new document by clicking New document in the document panel. Switch to another document All your local documents are listed in the document panel. You can switch from one to anoth

CHUYÊN ĐỀ VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

MỘT HIỆP HỘI THƯƠNG MẠI ĐANG HOẠT ĐỘNG Patricia L. Judd Sách có ở khắp nơi quanh chúng ta. Những tên sách nổi tiếng như bộ truyện Harry Potter hay tác phẩm đoạt giải Nobel Một ngôi nhà cho ông Biswas của V.S. Naipaul có thể được tìm thấy trong những hiệu sách trên khắp thế giới. Sách là một phương tiện giải trí và giáo dục, cũng như để dành cho các nhà chuyên môn, các cá nhân và cho sự phát triển xã hội. Nhưng thật không may, những tác giả, nhà xuất bản, nhà in, nhà phân phối và những người bán lẻ hợp pháp lại thường bị tước mất cơ hội làm thỏa mãn sự khát khao sách của thế giới bởi vì nạn in lậu, sao chép vì mục đích thương mại, việc dịch không được phép và nạn ăn cắp bản quyền kỹ thuật số lan tràn đang bóp chết thị trường những sản phẩm hợp lệ. Những triệu chứng của hiện tượng này có rất nhiều: Bên trong và xung quanh các trường đại học, trung học, các cửa hàng photocopy làm cho việc sao chép bất hợp pháp các tác phẩm trở nên dễ dàng hơn và thường có hàng dây các cuốn sách photo treo

CHUYÊN ĐỀ VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP DƯỢC Judith Kaufmann Nhiều người than trách rằng, ngày càng có nhiều người không được tiếp cận với các loại thuốc chữa bệnh hiểm nghèo bởi giá cả cao và rằng các quyền sáng chế vừa làm tăng giá, vừa cản đường chữa trị cho những ai cần đến thuốc chữa bệnh. Cả hai lời than vãn này đều sai lầm. Các loại thuốc điều trị AIDS và các loại bệnh khác vẫn sẵn có nhờ sự bảo vệ quyền sáng chế. Việc bảo vệ quyền sáng chế khuyến khích sự nghiên cứu và phát triển nhờ tạo ra khả năng cho phép sự đầu tư của một công ty dược phẩm có thể thu hồi vốn – đó là một động lực quan trọng cho các công ty đầu tư hàng triệu và hàng triệu đô-la vào việc nghiên cứu và phát triển mang tính rủi ro cao các loại dược phẩm này. Thiếu sự bảo vệ quyền sáng chế, các nhà sản xuất khác có thể ngay lập tức sao chép cách làm các loại thuốc mới. Vì chi phí họ phải chịu ở mức rất thấp nên họ có thể chào bán sản phẩm của họ với mức giá thấp hơn, làm tổn hại nghiêm trọng khả năng thu hồi vố

CHUYÊN ĐỀ VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

CHI PHÍ CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN MỘT LOẠI THUỐC MỚI Neal Masia Nhiều người trong chúng ta biết việc một thành viên gia đình hoặc một người bạn được hưởng lợi từ một loại thuốc mới: Những tiến bộ trong điều trị ung thư, HIV/AIDS, bệnh tim mạch và hàng loạt những loại bệnh khác gần như vẫn tiếp diễn trong những thập kỷ gần đây, trong nhiều trường hợp, là nhờ có những khám phá ra các loại thuốc mới. Các nhà kinh tế tính toán rằng, gần một nửa sự gia tăng tuổi thọ trung bình trong hơn 15 năm qua ở các quốc gia công nghiệp hóa có thể là nhờ những loại dược phẩm mới. Chỉ tính riêng tại Hoa Kỳ, người ta ước tính rằng những lợi ích kinh tế có được nhờ những tiến bộ y học có giá trị hơn 500 tỉ đô-la mỗi năm. Tuy vậy, việc tìm ra một phương pháp chữa trị mới là rất đắt đỏ và nhiều rủi ro. Các ước tính về chi phí để phát triển một loại thuốc mới có thể thay đổi từ mức thấp 800 triệu đô-la tới 2 tỉ đô-la cho một loại thuốc. Thậm chí mức 2 tỉ đô-la cũng sẽ sớm bị coi là còn thấp. Mới đây, Pfizer đã thôn

Một kẻ từ tâm - Trà Đóa

Mỗi buổi sáng thức dậy, anh đều cảm thấy mình chỉ là một kẻ bình thường. Và càng ngày anh càng cho mình quá bình thường. Cho đến một buổi sáng nọ, tự dưng anh lại nghĩ mình chỉ là một tên tầm thường chẳng hơn gì cây cỏ. Anh nhớ lại sự sợ hãi mỗi khi đối diện đám đông, hay sự rụt rè khi phải đưa ý kiến ra trước người khác. Trong những buổi họp, thường anh phải chờ cho ai đó lên tiếng trước rồi mới dám hùa theo. Ban đầu anh chỉ thấy thua thiệt vì cái không được thông minh lanh trí của mình, lâu dần anh lại cảm giác về cái nhục hiện hữu trong lòng. Nỗi nhục đó vô hình hài nhưng càng ngày càng nặng. Nó đè nén anh đến khốn khổ... Một ngày kia, anh đến gặp vị sư thầy để than thở về những đau khổ thầm kín này. Và vị sư thầy đã an ủi anh bằng những lời tốt đẹp như sau: “Chẳng có gì phải xấu hổ con ạ, trí tuệ của mỗi người là do trời cho, chẳng ai muốn mà có được. Con là người tốt, và con phải tin vào điều đó. Nếu không làm được gì thì hãy làm một người từ tâm.” Từ đó anh ra sức làm một kẻ t

[MỘT ANH CHÀNG LỊCH SỰ, VÓC NGƯỜI HƠI THẤP...]

DANIIL KHARMS (1905-1942) Daniil Kharms (tên thật là Daniil Ivanovich Yuvachev) là nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch người Nga, sinh ra tại St. Petersburg. Thân phụ của ông là Ivan Yuvachev, một thành viên nổi tiếng của nhóm cách mạng “Nguyện Vọng Nhân Dân”. Daniil chào đời trong lúc thân phụ của ông đang bị cầm tù vì hoạt động chống sa hoàng. Sau này, chính Daniil lại bị cầm tù bởi chính quyền “cách mạng” của Stalin, rồi chết đói trong tù. Từ năm 1924, Daniil Kharms bỏ trường đại học và dấn thân vào văn chương. Năm 1928, ông sáng lập nhóm OBERIU (Hiệp Hội Nghệ Thuật Thực Sự) với các thành viên là những nghệ sĩ tiền vệ triệt để. Chế độ Stalin không chấp nhận nghệ thuật của nhóm này, nên đã bắt nhốt Daniil Kharms vào năm 1931 và đày ông từ St. Petersburg đến Kursk. Năm 1932, ông được thả trở về St. Petersburg và vừa viết vừa sống nghèo đói lây lất cho đến khi bị bắt lần cuối cùng vào năm 1941. Họ nhốt ông trong trại tâm thần của nhà giam Leningrad số 1, và ông chết ở đó vào ng

CHUYÊN ĐỀ VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

BỆNH SỐT RÉT: XÂY DỰNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC ĐỂ TÌM BIỆN PHÁP CHỮA TRỊ Richard Wilder và P. V. Venugopal Hàng năm, có 300-500 triệu người trên khắp thế giới bị nhiễm bệnh sốt rét, và có hơn một triệu người chết vì loại bệnh này. Tại châu Phi, lần đầu tiên trong 20 năm, gánh nặng của bệnh sốt rét đang gia tăng do việc lan rộng nhanh chóng của sự kháng thuốc đối với những loại thuốc chữa sốt rét được sử dụng rộng rãi như chloroquine. Do đó mà sốt rét là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trẻ em ở châu Phi, với số lượng khoảng 3.000 trẻ mỗi ngày. Những con số này cho thấy một thảm họa quốc tế và sự thất bại của khu vực y tế cộng đồng. Mặc dù bệnh sốt rét hoành hành như vậy ở các nước đang phát triển nhưng chỉ có 4 trong số khoảng 1.400 loại thuốc mới, được phát triển trong giai đoạn từ 1975 đến 1999 là để chống sốt rét. Như vậy là không đủ để giải quyết vấn đề, bởi vì cần có những loại thuốc mới để xử lý các chủng ký sinh sốt rét có khả năng kháng các loại thuốc đang sử dụng. Năm 1999, các cuộc t