Skip to main content

Posts

Showing posts from 2009

First post using stackedit

Welcome to StackEdit! Hey! I’m your first Markdown document in StackEdit 1 . Don’t delete me, I’m very helpful! I can be recovered anyway in the Utils tab of the Settings dialog. Documents StackEdit stores your documents in your browser, which means all your documents are automatically saved locally and are accessible offline! Note: StackEdit is accessible offline after the application has been loaded for the first time. Your local documents are not shared between different browsers or computers. Clearing your browser’s data may delete all your local documents! Make sure your documents are synchronized with Google Drive or Dropbox (check out the Synchronization section). Create a document The document panel is accessible using the button in the navigation bar. You can create a new document by clicking New document in the document panel. Switch to another document All your local documents are listed in the document panel. You can switch from one to anoth

Xã hội tri thức và vài suy nghĩ về con đường hội nhập (phần 1)

Tóm tắt Sinh thời, Norbert Wiener, cha đẻ của Điều khiển học (Cybernetics) đã dự báo: "Chúng ta đang làm biến đổi môi trường của ta tận gốc rễ đến mức rồi ta phải tự biến đổi chính mình để tồn tại được trong môi trường mới đó". Quả thực, mấy chục năm qua, dưới tác động của những tiến bộ vũ bão của khoa học và công nghệ, mà nổi bật là công nghệ thông tin, môi trường kinh tế và xã hội đã có những biến đổi căn bản, đang chuyển biến tới một môi trường về cơ bản là mới của nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức. Con người tạo ra môi trường đó; nhưng rồi đến lượt mình, chính sự phát triển khách quan của môi trường đó, với tất cả tính phức tạp, bất định và thường xuyên biến động của mình, lại đòi hỏi con người phải tự biến đổi để có thêm nhiều tri thức mới, nhiều năng lực trí tuệ mới khác về chất so với các năng lực cũ, nhằm giúp mình thích nghi với môi trường mới, có khả năng hành động linh hoạt trong cái phức tạp, bất định và thường xuyên biến động đó của môi trường mới. Công n

Xã hội tri thức và vài suy nghĩ về con đường hội nhập (phần 2)

II. Sự chuyển biến tới nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức 1. Tri thức trong quá trình phát triển kinh tế xã hội: Sự phát triển của tri thức gắn lền với lịch sử phát triển của loài người. Con người tạo ra tri thức và sử dụng tri thức để sống, để phát triển và để hoàn thiện cuộc sống của mình. Ta từng được học rằng con người cần tri thức để nhận thức thế giới và để tác động lên thế giới (nhắm phát triển sản xuất làm ra của cải phục vụ cuộc sống con người). Nói gọn theo cách của Peter Drucker tri thức được dùng để sống (to being), rồi tiếp đó, để làm (to doing). Và đến giai đoạn phát triển hiện nay, tri thức có thêm một chức năng mới, càng ngày càng rõ nét và có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với kinh tế xã hội, đó là dùng tri thức để tạo tri thức (applying knowledge to knowledge), chức năng mới này là nhân tố cơ bản làm nên bước chuyển biến tới nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức. Từ xa xưa, tri thức thường được coi như của riêng của các bậc thức giả, tri thức là dấu hiệu của

Xã hội tri thức và vài suy nghĩ về con đường hội nhập (phần 3)

III. Nhận thức về một nền kinh tế và xã hội đang biến đổi 1. Một lý thuyết kinh tế mới cho kinh tế tri thức? Dù mới là những bước đầu, nhưng nền kinh tế thế giới đã chuyển biến sang một giai đoạn phát triển mới, có những khác biệt rõ ràng về chất so với các giai đoạn trước. Thông tin và tri thức trở thành một nguồn lực chủ đạo của phát triển kinh tế, nhưng nguồn lực đó vận hành như thế nào, ta chưa hiểu được đầy đủ; một lý thuyết kinh tế đặt tri thức vào vị trí trung tâm của quá trình tạo ra của cải có khả năng giải thích mọi hiện tượng mới lại trong đời sống kinh tế là cần thiết, nhưng ta chưa có đủ kinh nghiệm để hình thành một lý thuyết như vậy. Ta chỉ biết rằng một lý thuyết như vậy, nếu có, chắc phải khác nhiều với những lý thuyết đã có, cổ điển hay tân-cổ điển, Keynes hay tân Keynes. Các giả thiết thường được dùng trong các lý thuyết đã có (như giả thiết về cạnh tranh hoàn toàn và đầy đủ, giả thiết về trọng cung hay trọng cầu...) khó thích hợp để làm căn cứ cho lý thuyết mới.

Xã hội tri thức và vài suy nghĩ về con đường hội nhập (phần 4)

IV. Vài ý kiến về con đường hội nhập của ta: 1. Về chính sách quốc gia phát triển và ứng dụng Công nghệ thông tin Trên ý nghĩa đó, vào đầu những năm 90, Chính phủ đã ra một Nghị quyết quan trọng xác định Chính sách quốc gia về phát triển và ứng dụng Công nghệ thông tin, lấy mục tiêu chủ yếu là xây dựng cơ sở cho một kết cấu hạ tầng thông tin có khả năng đáp ứng các nhu cầu thông tin cho quản lý nhà nước và cho các hoạt động kinh tế xã hội, đồng thời phát triển từng bước những cơ sở cho một nền công nghiệp công nghệ thông tin của đất nước. Chính sách đó được tổ chức thực hiện thông qua một Chương trình quốc gia về Công nghệ thông tin với một hệ thống các dự án, các biện pháp. Và, trong mấy năm qua, công nghệ thông tin ở nước ta đã có những bước phát triển đáng chú ý. Tuy nhiên, vào thời điểm sắp kết thúc thập niên này nhìn lại, thì ta thấy những điều ta mong đợi cũng còn khá xa vời. Các dự án tin học hóa được thực hiện chậm chạp, chưa thể làm mầm mống cho một kết cấu hạ tầng thông tin

Nho giáo và văn hóa Việt Nam (phần 1)

Trần Quốc Vượng Nho giáo xưa và này (Vũ Khiêu chủ biên)- viện khoa học xã hội Việt Nam *************************************** Khi tiếp xúc cưỡng bức với văn minh Pháp dưới dạng thực dân ở cuối thế kỷ XIX, nền văn minh Việt Nam truyền thống - mà “sợi dây liên kết” (để dùng lại một từ và một ý niệm của Ăng-ghen) là nhà nước quân chủ Nho giáo - đã tỏ ra bất lực. Thực ra, nói như Ức Trai: Họa phúc hữu môi phi nhất nhật Anh hùng di hận kỷ thiên niên. (Họa phúc mối mầm không một chốc Anh hùng để hận mấy ngàn năm). Nền quân chủ Nho giáo cuối mùa từ lâu đã tỏ rõ là một mô hình chính trị - xã hội - văn hóa lỗi thời, kìm kẹp sự phát triển của sức sản xuất xã hội, cơ chế quan liêu ăn bám vào xã hội tiểu nông khư khư giữ lấy những giáo điều Tống Nho, vừa mang tính ngoại sinh, vừa mang tính lạc hậu. Nếu ở Trung Hoa – Tổ quốc của Nho giáo - qua những biến thiên lịch sử và biến động xã hội; hệ tư tưởng Nho cũng còn có những triển chuyển về hình thức (và cả nội dung nữa) từ Nho Khổng cuối Xuân Thu

Nho giáo và văn hóa Việt Nam (phần 2)

Tôi không phải là chuyên gia về Tây Sơn học, nhưng tôi biết chắc rằng anh em Tây Sơn có lệnh ở mỗi tổng huyện chỉ để một chùa và trong thư gửi La Sơn phu tử,Quang Trung khẳng định dứt khoát nền quốc học khi ấy vẫn là “nền học của Chu Tử” (tức Chu Hi – Tống Nho) và sách dịch ra chữ Nôm của “Sùng chính thư viện” do Sơn phu tử được cử làm Viện trưởng cũng vẫn quanh đi quẩn lại là Tứ thư, Ngũ kinh. Triều Tây Sơn vẫn chỉ là một triều quân chủ Nho giáo không hơn không kém.Và đến triều Cảnh Thịnh thì quân dân lại đua nhau sửa chùa, đúc chuông, như một xu thế dân gian không cưỡng được của thời “chiến hậu”. Trong một bài viết đầu năm nay trên tạp chí Sông Hương tôi đã bình luận rằng việc Quang Trung sùng thượng Tống Nho và Chu Tử là một điểm lạc hậu bảo thủ của Ngài, so với Hồ Quý Ly ở 4 thế kỷ trước chẳng hạn: Cuối thế kỷ XIV, nhà cải cách và đổi mới Hồ Quý Ly đã dám nêu “Bốn nghi ngờ” trong hành trạng đức Khổng Tử, không muốn coi ông là “tiên thánh” để được thờ ở chính điện Văn Miếu mà chỉ

Nho giáo và văn hóa Việt Nam (phần 3)

Tôi cho rằng cái ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của Nho giáo trên nền chính trị cung đình là sự củng cố nền quân chủ thống nhất, là chế độ khoa cử để tuyển lựa nhân tài các giai tầng xã hội vào bộ máy quan liêu. Còn ảnh hưởng lớn nhất của Nho giáo trên nền văn hóa xã hội là sự thờ cúng tổ tiên . Từ lễ gia tiên với bàn thờ tổ tiên ở mỗi gia đình, đến các nhà thờ họ rồi đền/ đình thờ các vị “tiền hiền” và thành hoàng làng - xã và cao nhất - từ thời Hồng Đức - là đền thờ Tổ Hùng Vương: người Việt cổ - mà người thừa kế khá thuần phác là người Mường, không có bàn thờ tổ tiên trong nhà. Vậy có thể kết luận đó là một ảnh hưởng của Lễ giáo Nho Hoa. Cũng vậy, tôi lục lọi mãi các tài liệu thời Lý Trần mà không thấy việc thờ tổ Hùng Vương. Đại Việt sử lược chỉ ghi vua Lý đi lễ đền Sơn Tinh. Việt điện u linh của Lý Trần không hề có truyện riêng về Hùng Vương. Đến Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, tiến sĩ triều Lê rồi Lĩnh Nam chích quái san nhuận lại của tiến sĩ Vũ Quỳnh thời Hồng Đức và các thần p

Nho giáo và văn hóa Việt Nam (phần 4)

Cho nên học giả Lý Trần có đọc kỹ Thi Thư... đi nữa thì cũng chẳng thuần Nho: “Quỷ thần kính nhi viễn chi” “bất ngữ: Quái, lực, loạn, thần...” (Đức phu tử không nói chuyện quái dị, loạn, thần thánh...) Thờ “Thần” là một đường hướng tôn giáo chính của dân Việt. Cũng vậy, khi một ông vua Trần sùng Phật là dẫn dụ một câu của Đạo đức kinh “hòa quang đồng trần” (Hòa ánh sáng với bụi bẩn)- câu này là triết lý chính trị, triết lý-sống đời của nhà Trần) thì ta cũng hiểu vua - và dân - Việt rất có khuynh hướng dung hợp mọi điều mà mình cho là hay là hợp dù nó đến từ những ngả đường tư tưởng văn hóa khác nhau... để trau dồi nên cái bản sắc dung hợp, ekhoan hòa của nền văn hóa Việt Nam ... Sau 100 năm (1427 - 1528) có vẻ quá thiên Nho của các vua nhà Lê sơ- nó bắt đầu tạo nên tình trạng nhị phân văn hóa giữa cung đình và dân gian- nhà Mạc, xuất thân dân chài phóng khoáng và phóng túng như nhà Trần, lại lên ngôi nhân chủ và tuy vẫn sùng Nho hay ra vẻ sùng Nho-nhưng rõ ràng xã hội được cởi mở hơn

CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ KHI ĐỨNG TRƯỚC CÁI CHẾT?

Khi My chết tôi đang học năm thứ hai ở Trường Đại học Đà Lạt. Trước đó tôi đã xin nghỉ học về thăm My, nhưng không thể ở lâu hơn, nên sau một tuần tôi lại phải đi. My nhắc tôi mang theo bộ quần áo vải ka-tê nền trắng có những chấm bi màu xanh đậm. Đó là một bộ đồ mặc ở nhà. Trên chiếc áo, có một dãy nút tròn bọc vải, cài lệch một bên trông rất lạ. My thích may đồ và đã may bộ đồ này cho tôi khi chưa mệt đến nỗi cứ phải luôn nằm trên giường. Rất nhiều năm sau này, tâm trí tôi vẫn lưu giữ vẹn nguyên hình ảnh bộ quần áo đó, như một minh chứng cho sự hiện hữu của My và tình cảm yêu thương của My dành cho tôi và những người thân khác trong gia đình. My chết đã 24 năm rồi. Cũng đã quá lâu cho những đau buồn. Nhưng cứ mỗi mùa hè, nhất là lúc giữa hè khi mọi người nao nức, chộn rộn mua vịt, mua xoài, mua bánh ú tro... về ăn Tết Đoan Ngọ, tôi lại thấy nhớ My. Mà không chỉ vào dịp tết Đoan Ngọ. Tôi dạy học, và trong chương trình văn học lớp 12, phần văn học nước ngoài có tác phẩm “Thuốc” của n

Sử dụng GTK Wave trong Cygwin

GTK Wave là chương trình visualize các file VCD out ra từ chương trình Verilog, bằng việc sử dụng các task $dumpfile và $dumpvars GTK Wave yêu cầu hệ thống được cài đặt GTK từ trước, tuy nhiên GTK không thể biên dịch trên Cygwin mà chỉ có thể sử dụng GTK mặc định của Cygwin mà thôi. 1. Cài đặt Cygwin, có cài đặt gói GTK (phiên bản mới nhất lúc viết bài vẫn là Cygwin 1.5.25 - 15). 2. Vào trang web http://gtkwave.sourceforge.net/, download source code của GTK Wave về và cài đặt như bình thường. ./configure make make install 3. Trong Cygwin Bash, gõ /usr/bin/startxwin.sh để gọi X11 Bash. 4. Trong cửa sổ hiện ra, gõ gtkwave để gọi chương trình GTK Wave (nếu gọi gtkwave trong Cygwin sẽ báo lỗi không thể khởi động chương trình). Note: Để cài đặt GTK trên hệ thống thật, cần có các gói thư viện Pango, ATK và GLIB cài đặt trước, sau đó mới cài GTK. Phiên bản GTK càng cao thì càng đòi các gói thư viện có sẵn có phiên bản tương ứng, không thể sử dụng phiên bản quá cũ.

Adding color to VIM and Cygwin

These are notes-to-self more than anything, but maybe you can use them. You can add colorized text to Vim by adding the following to .vimrc in your $HOME directory: " Switch syntax highlighting on, when the terminal has colors " Also switch on highlighting the last used search pattern. if &t_Co > 2 || has("gui_running") syntax on set hlsearch endi If you don't have this file, you can create it using :mkv. You can change your font-settings by editing them with Edit >> Select Font and then typing :set guifont, followed by :mkv!. I prefer Courier New, 9pt. If you want colors for file listings (using ls) in Cygwin, add the following to your .bashrc file in your $HOME directory: alias ls="ls -CF --color"