Skip to main content

Posts

Showing posts from February, 2009

First post using stackedit

Welcome to StackEdit! Hey! I’m your first Markdown document in StackEdit 1 . Don’t delete me, I’m very helpful! I can be recovered anyway in the Utils tab of the Settings dialog. Documents StackEdit stores your documents in your browser, which means all your documents are automatically saved locally and are accessible offline! Note: StackEdit is accessible offline after the application has been loaded for the first time. Your local documents are not shared between different browsers or computers. Clearing your browser’s data may delete all your local documents! Make sure your documents are synchronized with Google Drive or Dropbox (check out the Synchronization section). Create a document The document panel is accessible using the button in the navigation bar. You can create a new document by clicking New document in the document panel. Switch to another document All your local documents are listed in the document panel. You can switch from one to anoth...

Mối tình đầu

27.02.2009 Ghi vào nhật ký, ngày chia tay tuổi trẻ ... Thế là những năm tháng đó đã xa thật rồi, xa như một vòng tay cuối cùng trước Hồ Tây nhạt gió ... Đầy những mộng mị và dự cảm ... Đầy những bóng mờ của một niềm kiêu hãnh hạnh phúc ... Tất cả cũng đã qua vào một buổi tối không có giọt nước mắt nào rơi ... Thời gian ... Đợi đến khi tất cả chỉ còn là những bóng ma của một ký ức đớn đau ... Còn lại gì cho mai sau ... Sẽ nhớ lại gì, vào một tối đó, đã uống tàn một bình rượu đểu trong cái đêm dài nhất của một đời người ... Chỉ cầu mong đừng có thể quên đi ... ... Anh yêu em, người anh yêu ... Anh yêu em ... Anh yêu em ... Anh yêu em ... Anh yêu em ... Anh yêu em ... ... Điều cuối cùng làm được là tự tay type những dòng chữ vô nghĩa đó, mà không phải copy/paste ... Vĩnh biệt hạnh phúc ...

Trăng nơi đáy giếng

Nguyên tác: Trần Thùy Mai. Đạo diễn: Nguyễn Vinh Sơn. "Trăng nơi đáy giếng" là một câu chuyện không có quá nhiều diễn biến, không có quá nhiều tình tiết gay cấn, nhưng bù lại, mạch phim đọng chất nhân văn với thân phận người phụ nữ xứ Huế ... Nhân vật chính của phim là cô giáo Hạnh, do Hồng Ánh thủ vai. Hạnh đẹp, nền nã, với một tâm hồn lãng mạn và rực lửa khát khao. Một người phụ nữ cổ điển điển hình, cử án tề mi. Chồng cô, Phương, hiệu trưởng trường Hạnh đang dạy, già nua, yếu đuối, bất lực, nhạt nhòa, hèn và nhục. Lấp ló sau đó, bà mẹ chồng ác nghiệt, Thắm nông nổi, ít học, một tay Hà chưa bao giờ rõ mặt, đại diện cho cái gọi là thế thái nhân tình ... Mạch phim chậm, nhưng không vì thế mà nhàm chán, trái lại, lại tạo ra nút thắt để đẩy phim lên cao trào ... Trăng dưới nước, là giả hay là thật. Ta là bướm, hay bướm mơ hóa thành ta ... Kết đoạn của phim có thể gây khó hiểu cho những ai ít quan tâm về đạo Mẫu, cũng như bị đóng khung trong motive cổ điển. P.S: Xem xong...
Edmund S. Phelps, Nobel Kinh tế 2006   Trần Hữu Dũng   E dmund S. Phelps, người Mỹ, 73 tuổi, giáo sư Đại học Columbia, vừa đuợc Hàn Lâm Viện Thụy Điển ban tặng giải Nobel Kinh tế năm 2006.  (Thực ra, kinh tế học không phải là một trong năm ngành mà chính Alfred Nobel chọn để cho giải thưởng, mà do Ngân Hàng Thụy Điển lập ra năm 1968 để tưởng nhớ Nobel.)   “Ned” Phelps không được nhiều người biết vì các công trình nghiên cứu của ông rất kĩ thuật, hàn lâm, chính đồng nghiệp của ông cũng thấy “khó nuốt”.  Tuy nhiên, với một số đóng góp quan trọng, ngay từ những năm 1970 Phelps đã nằm trong danh sách ngắn mà dân trong nghề cho là đáng được Nobel.  Có điều là, sau khi Lucas mà công trình là dựa vào Phelps nhận được giải năm 1995, rồi năm 2004 tới lượt Kydland và Prescott - cũng là những người chịu ảnh hưởng Phelps, nhưng ít hơn –, thì ai cũng tưởng Phelps đã “lỡ thời”.  Việc Hàn Lâm Viện Thụy Điển quay lại ban giải cho ông làm nhiều người ngạc nhiên là vì thế.   Có kẻ xấu miệng cho rằng các...

Đường vào triết học

PSN - 28.01.2009 | Nguyễn Ước I.    Triết học là gì II.    Triết học để làm gì III.   Lý do học triết IV.  Các kiểu luận cứ khác nhau V.   Các phạm vi triết học được sách này đề cập VI.  Tiếp cận triết học Ðông phương VII. Các truyền thống tư tưởng Tây phương VIII. Có đáng để chịu chết không?     I. Triết học là gì? Triết học, tiếng Anh là  philosophy , tiếng Pháp là  philosophie . Cả hai tiếng ấy có gốc từ tiếng Hi Lạp  philosophià  (philo: tình yêu; sophìa: sự khôn ngoan, hoặc minh triết). Theo Hán Việt từ điển của Ðào Duy Anh, triết học là “thứ học vấn nghiên cứu về nguyên lý của vũ trụ và nhân sinh”. Theo Việt Nam từ điển của Lê Văn Ðức và Lê Ngọc Trụ, triết học là “môn học chuyên tìm tòi cái gốc của vũ trụ và việc sinh sống của vạn vật”; và triết lý là “cái lý sâu xa mà phải vậy của mọi sự vật, mọi lý do, mọi nguyên lý trên đời”. Theo từ điển Concise Oxford Dictionary, triết học là: “...hành động tìm kiếm minh triết hoặc tri thức đặc biệt ứng xử với thực tại tối hậu hoặc với các n...

Tại sao mọi con ngựa đều giống nhau

 Học thuyết triết học của Platon có thể tóm gọn trong câu hỏi "Tại sao mọi con ngựa đều giống nhau?"  Tất nhiên, không bao giờ có 2 con ngựa giống hệt nhau - đến 2 giọt nước còn khác nhau nữa là. Những ai đã học vật lý hiện đại đều biết, ngay cả ở cấp độ nguyên tử, cũng có sự khác biệt.  Vậy, câu hỏi đặt ra là, vì sao khi nhìn một con gì đó, ta có thể gọi ngay tên nó là con ngựa, mà không phải là con bò, con dê, hay con hươu nai, v.v...  Người khác có thể dễ dàng đặt lại vấn đề, tôi nhận ra con ngựa, vì nó có những đặc tính của loài ngựa.   Bách khoa toàn thư Việt Nam nói về loài ngựa như sau: NGỰA   : ( Equidae ), họ thú có guốc lớn thuộc bộ Guốc lẻ ( Perissodactyla ), ăn thực vật; chi có một ngón do ngón chân III phát triển tạo thành, các ngón II và IV tiêu giảm thành que xương nhỏ bám hai bên ngón III. Có ba răng cửa ở mỗi nửa hàm trên và dưới. Có một đôi vú ở bụng dưới. Có 3 chi (giống) hiện sống: N ( Equus ),  Lừa  ( Asinus ) và  Ngựa vằn ( Hippotigris ). Loài Ngựa rừng ...

Đi tìm cái tôi đã mất - Nguyễn Khải

Lời nói đầu: Nguyễn Khải (1930 - 2008) là một nhà văn lớn và có nhiều ảnh hưởng trong văn học Việt Nam cuối thế kỷ XX - điều đó không cần tranh cãi. Nhưng lớn đến đâu, và ảnh hưởng như thế nào, lại là một chuyện khác. Nằm trong dòng chảy chung của dòng văn học kháng chiến, Nguyễn Khải đã nhận lấy trọn vẹn những gì hay và dở của một thời đại. Đi tìm cái tôi đã mất - tập hồi ký, bút ký, tản văn, hoặc bất cứ một cái tên nào người ta có thể đặt cho nó - đã gây tranh cãi ngay từ khi nó được biết đến. Với Google, người đọc có thể dễ dàng tìm kiếm những ý kiến trái chiều xung quanh bài viết ngắn này. Người thì đã nằm xuống đất sâu. Nguyễn Khải thật sự muốn nói gì thì có lẽ chỉ có chính ông mới biết. Văn chương tự cổ vô bằng cứ - hãy cứ đọc, thử suy ngẫm và biết đâu, thêm được điều gì đó ... 1.   Năm 70 tuổi tôi bắt đầu chán viết, người rã ra, đọc sách cũng nằm, đọc được mười lăm phút chữ nghĩa đã loè nhoè, chả rõ mình đang đọc cái gì. Rồi ngủ. Ngủ như chim, một chớp mắt đã tỉnh, tiếp tục đọc ...