Skip to main content

First post using stackedit

Welcome to StackEdit! Hey! I’m your first Markdown document in StackEdit 1 . Don’t delete me, I’m very helpful! I can be recovered anyway in the Utils tab of the Settings dialog. Documents StackEdit stores your documents in your browser, which means all your documents are automatically saved locally and are accessible offline! Note: StackEdit is accessible offline after the application has been loaded for the first time. Your local documents are not shared between different browsers or computers. Clearing your browser’s data may delete all your local documents! Make sure your documents are synchronized with Google Drive or Dropbox (check out the Synchronization section). Create a document The document panel is accessible using the button in the navigation bar. You can create a new document by clicking New document in the document panel. Switch to another document All your local documents are listed in the document panel. You can switch from one to anoth...


Edmund S. Phelps, Nobel Kinh tế 2006

 

Trần Hữu Dũng

 

Edmund S. Phelps, người Mỹ, 73 tuổi, giáo sư Đại học Columbia, vừa đuợc Hàn Lâm Viện Thụy Điển ban tặng giải Nobel Kinh tế năm 2006.  (Thực ra, kinh tế học không phải là một trong năm ngành mà chính Alfred Nobel chọn để cho giải thưởng, mà do Ngân Hàng Thụy Điển lập ra năm 1968 để tưởng nhớ Nobel.)

 

“Ned” Phelps không được nhiều người biết vì các công trình nghiên cứu của ông rất kĩ thuật, hàn lâm, chính đồng nghiệp của ông cũng thấy “khó nuốt”.  Tuy nhiên, với một số đóng góp quan trọng, ngay từ những năm 1970 Phelps đã nằm trong danh sách ngắn mà dân trong nghề cho là đáng được Nobel.  Có điều là, sau khi Lucas mà công trình là dựa vào Phelps nhận được giải năm 1995, rồi năm 2004 tới lượt Kydland và Prescott - cũng là những người chịu ảnh hưởng Phelps, nhưng ít hơn –, thì ai cũng tưởng Phelps đã “lỡ thời”.  Việc Hàn Lâm Viện Thụy Điển quay lại ban giải cho ông làm nhiều người ngạc nhiên là vì thế.   Có kẻ xấu miệng cho rằng các ông Hàn Thụy Điển hối hận đã “quên” Phelps, và ngại rằng chẳng bao lâu nữa thì không còn có thể trao giải cho ông (Nobel chỉ có thể trao cho người chưa khuất núi).  Trễ còn hơn không!

 

Hành trình đưa Phelps đến Stockholm có thể được xem như khởi đầu từ năm 1958.  Năm ấy, A. W. Phillips (người Tân Tây Lan) khám phá rằng ở Anh, khi thất nghiệp thấp thì lạm phát cao, và ngược lại, khi thất nghiệp cao thì lạm phát thấp.  Trên biểu đồ mà hai trục là suất thất nghiệp và tốc độ lạm phát thì liên hệ ấy có dạng một đường cong lõm, dốc âm, tiệm cận hai trục.  Sau Phillips, nhiều người khác cũng phát giác là hầu hết các nước phát triển đều có biểu hiện tương tự.  Đó là “đường cong Phillips” mà mọi sinh viên kinh tế đều phải học trong gần nửa thế kỷ qua.

 

Khám phá của Phillips là một bước ngoặt trong môn kinh tế vĩ mô, và có ảnh hưởng rất lớn đến tư duy các nhà làm chính sách ở Tây phương trong thập niên 1960.   Tuy rằng liên hệ Phillips là một thất vọng cho những đồ đệ thuần túy của Keynes (đã tin rằng có thể, nếu khôn khéo, toàn dụng lao động mà hoàn toàn không lạm phát), nó cũng còn cho phép nhà chính sách chọn một trong hai chỉ tiêu: thất nghiệp thấp hoặc lạm phát thấp, miễn là chấp nhận sự đánh đổi (lạm phát cao hoặc thất nghiệp cao).  Hơn nữa, ai cũng đinh ninh rằng cái “giá” của sự đánh đổi này là bất biến theo thời gian.

 

Trong bối cảnh đó, ba bài nghiên cứu viết từ 1967 đến 1970 của Phelps (gần như đồng thời với Friedman, người được Nobel năm 1976, về cùng một đề tài) gây chấn động trong giới kinh tế với những nghi vấn căn bản về sự đánh đổi giữa thất nghiệp và lạm phát qua đường cong Phillips.  Trước hết, Phelps nhấn mạnh rằng Phillips (vốn dĩ là một kỹ sư điện) chỉ đúc kết những con số thống kê mà không đưa ra một giải thích lý thuyết nào.  Kinh tế học không thể dừng ở đó. Cụ thể, đường cong Phillips (lúc ấy) thiếu một căn bản lý thuyết về hành vi của cá nhân hoặc doanh nghiệp, và cũng không nóí gì đến tính ổn định của thị trường lao động.

 

Đóng góp của Phelps, nói theo người trong nghề, là xây dựng một “nền tảng vi mô” cho sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp.  Theo Phelps, lạm phát không chỉ tuỳ thuộc vào mức thất nghiệp, nhưng còn vào kỳ vọng  lạm phát của lao động lẫn doanh nghiệp.  Nghĩa là, lạm phát sẽ gây kỳ vọng là lạm phát sẽ tiếp tục, thậm chí sẽ cao hơn, và chính kỳ vọng ấy thúc đẩy lao động đòi tăng lương, doanh nghiệp tăng giá, làm lạm phát trầm trọng hơn.  Lương đuổi giá, giá đuổi lương, vòng trôn ốc ngày càng gia tốc. 

 

Rất may, vòng trôn ốc lạm phát đó sẽ không tiến đến vô cực bởi vì, như Phelps phân tích trong mô hình của ông, có một suất thất nghiệp mà lạm phát sẽ ngừng gia tốc.  Ban đầu, ông gọi suất ấy là “suất thất nghiệp tự nhiên”, nhưng sau khi có người chỉ ra là chữ “tự nhiên” có thể gây ngộ nhận là suất ấy do thượng đế quyết định, con người không làm gì được, thì ông đổi tên nó lại là “suất thất nghiệp mà lạm phát không gia tốc”.   Đó là suất thất nghiệp khi kỳ vọng lạm phát trùng với lạm phát thực tế, và không ai cần thay đổi gì nữa.  Kinh tế trở lại trạng thái cân bằng, dù có thất nghiệp.  Mô hình này của Phelps cũng biểu hiện bằng một đường Phillips, song đây là “đường Phillips có bổ sung kỳ vọng” mà sinh viên kinh tế ngày nay phải học bù đầu!

 

Từ mô hình của ông, Phelps kết luận: vì mỗi nền kinh tế có một suất thất nghiệp “tự nhiên” (xin dùng lại chữ ấy, cho gọn), nhà nước chỉ có thể giảm thất nghiệp dưới mức ấy một cách tạm thời, bởi lẽ sớm muộn gì nền kinh tế cũng “bung” về mức thất nghiệp đó (và gia tăng lạm phát).  Nói cách khác, theo Phelps (và nhiều kinh tế gia khác, như Friedman), đồ đệ của Keynes là sai lầm khi, dựa vào đường Phillips nguyên thuỷ, cho rằng có thể dùng công cụ tiền tệ và thuế khóa (lẫn chi tiêu) để hạ suất thất nghiệp đến bất kì con số nào, và giữ mãi ở mức đó, miễn là chấp nhận tốc độ lạm phát tương ứng.  Không, Phelps khẳng định, thất nghiệp mà dưới mức “tự nhiên” thì lạm phát sẽ gia tốc, và tiếp tục gia tốc.   Do đó, Phelps khuyến nghị các nhà làm chính sách không nên nhìn vào các đánh đổi ngắn hạn giữa thất nghiệp và lạm phát, song nên lèo lái nền kinh tế đến mức thu dụng lao động tối hảo và bền vững dài lâu.

 

Có người sẽ hỏi: Phelps là kinh tế gia “bảo thủ”, tin tuởng ở sự mầu nhiệm của thị trường (kiểu Friedman), hay “tiến bộ” , cho là nhà nước phải tích cực can thiệp (kiểu Keynes)?  Nhìn chung thì Phelps có vẻ bảo thủ, tên ông hay được ghép chung với Friedman (giả thuyết Phelps-Friedman) và với một tác giả bảo thủ trẻ là John Taylor (giả thuyết Phelps-Taylor), thứ trưởng ngân khố trào Bush con. Tuy nhiên, mô hình của Phelps chi tiết hơn, khoa học hơn của Friedman về cách kỳ vọng được hình thành và vai trò của sự không đầy đủ thông tin. Ông cho rằng lao động lẫn doanh nhân đều không đủ thông tin, do đó thường sai lầm khi ước đoán tương lai.  Về điểm này, ông chống trường phái “kỳ vọng hợp lý” (một trong những sáng lập viên là Lucas, Nobel 1995).  Chính Lucas mới là hậu duệ trí thức của bảo thủ kiểu Friedman. 

 

Mặt khác, Phelps có nhiều nhận xét gần gũi với phe “tiến bộ”.  Ngay từ năm 1961, ông đặc biệt lưu tâm đến những vấn đề công bằng và phân phối thu nhập, và khi khai triển những mô hình tăng trưởng tân cổ điển, ông đặt câu hỏi là thế hệ này phải để lại cho thế hệ tương lai bao nhiêu vốn?  Ông hay than phiền rằng kinh tế đã không quan tâm đúng mức đến nền tảng đạo đức của xã hội nói chung. 

 

Thuyết “suất thất nghiệp tự nhiên” có một lỗ hổng to lớn: dù đồng ý trên nguyên tắc rằng có một suất như vậy, cũng khó xác định nó là bao nhiêu (vào thời Clinton, ở Mỹ, các nhà kinh tế cứ phải tính đi tính lại suất thất nghiệp tự nhiên của nước này). Và nếu hiện tại là cao hơn mức tự nhiên thì nhà nuớc có thể giúp hạ nó được lắm chứ! Hơn nữa, chính Phelps cũng nhận rằng suất thất nghiệp này có thể thay đổi qua thời gian, và nếu như vậy thì ý niệm này gần như rỗng tuếch.  Song đáng để ý nhất là Phelps nhận rằng kỳ vọng của các tác nhân kinh tế tùy thuộc vào “thể chế” (cụ thể là thị trường lao động và vai trò công đoàn), và vào mức tín nhiệm của người dân đối với nhà nước.  Nói cách khác, nếu thể chế thay đổi thì kỳ vọng về lạm phát của lao động và doanh nhân cũng thay đổi theo, và suất thất nghiệp “tự nhiên” có thể giảm đi.  Vậy là, nhìn kỹ, thuyết của Phelps cũng có thể đuợc dùng để biện hộ cho cải tổ thể chế.  

 

Gần gũi với quan điểm “tiến bộ”,  Phelps cũng cho rằng tăng trưởng kinh tế tùy thuộc rất lớn vào giáo dục.  Có thể xem ông là tiên phong trường phái “tăng trưởng nội sinh” thịnh hành hiện nay (thủ lãnh là Paul Romer, được nhiều người tiên đoán sẽ có Nobel trong tương lai không xa). Nổi bật nhất là ý kiến của Phelps cho rằng mức lương không đủ sống của các công việc loại thấp (không cần tay nghề) là nguyên nhân chính của nhiều tệ nạn xã hội như nghiệp ngập, tội ác...  Cũng như lạm phát gây hậu quả tai hại cho kỳ vọng lâu dài của doanh nghiệp, Phelps nhấn mạnh, thất nghiệp tẩm độc ước vọng lâu dài của lao động, và đề nghị nhà nước trợ cấp xí nghiệp để thêm lương cho lao động ít tay nghề.   Như những kinh tế gia tiến bộ (đặc biệt là Stiglitz, (Nobel 2001) đồng nghiệp của ông ở Columbia), Phelps nhìn nhận tầm quan trọng của thể chế. Thiếu cơ sở hạ tầng thích hợp  thì “hàng đống tiến sĩ” cũng không làm kinh tế phát triển được, có lần ông đã nói.  Phelps cũng phản đối chính sách thuế của Bush.  Các nhà bình luận bảo thủ ít khi nhắc đến những ý kiến này của  Phelps.

 

Vào các thập niên 1960-70, phân tích của Phelps quả là “cách mạng”.  Tuy nhiên, sau những tiến bộ trong kinh tế học gần bốn mươi năm qua, và nhất là dưới ảnh hưởng của Friedman, các ý kiến của Phelps đã đã trở thành “chính thống”.  Nhìn lại hành trình tri thức của Phelps, khó xếp ông là “bảo thủ” hoặc “tiến bộ”, có lẽ chỉ nên nói rằng ông là một lý thuyết gia phức tạp, không thành kiến, giáo điều.

 

Vợ 40-năm của Phelps là người Argentina.  Hai ông bà thích xem opera, hay thù tạc với bạn bè, và hiện sống trong một căn hộ 3-phòng rất sộp, nhìn ra Central Park, ở New York.

Comments

Popular posts from this blog

Cài đặt Apache, PHP và MySQL trong Ubuntu 8.10

Cài đặt bộ 3 thành phần này trong Ubuntu dễ hơn rất nhiều so với trong Windows, tất cả bạn cần làm là có một đường truyền Internet tương đối tốt. Đầu tiên, cài đặt Apache: Mở Terminal lên và gõ: sudo apt-get install apache2 Có thể bạn sẽ phải nhập mật khẩu root, sau đó quá trình cài đặt sẽ diễn ra tự động, bạn chỉ phải ngồi chờ, và chọn Y nếu có câu hỏi. Để kiểm tra Apache đã cài đặt thành công hay chưa, hãy mở trình duyệt lên và gõ: http://localhost/ Nếu bạn thấy dòng chữ It works thì mọi việc đã suôn sẻ. Tiếp theo là quá trình cài đặt PHP. Vẫn trong cửa sổ Terminal, gõ: sudo apt-get install php5 libapache2-mod-php5 Quá trình cài đặt diễn ra tương tự như cài đặt Apache, lưu ý ở đây là câu lệnh cài đặt PHP 5. Quá trình cài đặt sẽ tắt mất Apache, bạn cần khởi động lại nó để chạy thử PHP - tất nhiên có thể để sau cũng được: sudo /etc/init.d/apache2 restart Để kiểm tra PHP cài đặt có thành công hay không, hãy tạo file test.php trong thư mục /var/www có nội dung: Sau đó, mở trình duyệt lê...

Getting started with Cryptpad in Ubuntu: step by step

Cryptpad is an open source collaborative editor which is hosted at: https://github.com/cjdelisle/cryptpad It is easy to clone the github repository and start to try, but if you are a newbie, there maybe some difficulties. Suppose that you have a clean Ubuntu machine, and want to try with Cryptpad, you can follow these steps: 1. Download mongodb for Linux: https://www.mongodb.org/downloads 2. Unzip the file you got to a location you want. You will start mongodb from there, or add this directory to your PATH variable so you can start mongodb from anywhere. 3. Suppose that you chose the easier way, i.e start mongodb from its directory. 4. Open Terminal (Ctrl + Alt + T for shortcut), move to the directory of mongodb 5. Type: mkdir db mongod --dbpath=./db These above commands will first, create a directory 'db' insider the directory mongodb, then start mongodb server. 6. Keep the terminal with mongodb server running 7. Open another terminal (Ctrl...

thơ 19 & 20

thơ 19 có một bài thơ thích nói chuyện sâu xa, ví như triết học. Nó than phiền về việc người ta cứ lẫn lộn hết cả giữa tôn giáo với ý nghĩ giả dối của mấy ông lãnh tụ (hồi xưa) & mấy ông lãnh chúa (bây giờ) và triết học. Nó than phiền về sự nhàm chán của chính trị đang làm loạn trong triết học, là thứ khoa học của mọi khoa học mà nó đang yêu mến nó (bài thơ) hay nhắc tới các các “trào lưu”, “chủ thuyết” hấp dẫn mơ hồ và xa tít tận đâu đâu... hình như là ở tận các nước Đức, Pháp... Nó phát âm và đọc tên các tác giả ấy rất rõ ràng, hình như cũng bằng tiếng Đức, tiếng Pháp... (vì người ta nghe ác ác eng eng nên đoán thế, chứ cũng không ai biết tiếng Đức hay tiếng Pháp). Người ta thấy nó như vậy nên cho nó đi nghiên cứu ở các nước Đức, Pháp... với hy vọng ngày về, nó (bài thơ) sẽ giảng triết học cho mà nghe. Chắc là hay lắm thời gian sau nó về (cũng hơi hơi lâu). Sáng hôm đó mọi người tập trung nghe nó giảng chuyện ở Đức thì nó kể về bia đen và xúc xích. Sau khi nghe xong c...