Skip to main content

First post using stackedit

Welcome to StackEdit! Hey! I’m your first Markdown document in StackEdit 1 . Don’t delete me, I’m very helpful! I can be recovered anyway in the Utils tab of the Settings dialog. Documents StackEdit stores your documents in your browser, which means all your documents are automatically saved locally and are accessible offline! Note: StackEdit is accessible offline after the application has been loaded for the first time. Your local documents are not shared between different browsers or computers. Clearing your browser’s data may delete all your local documents! Make sure your documents are synchronized with Google Drive or Dropbox (check out the Synchronization section). Create a document The document panel is accessible using the button in the navigation bar. You can create a new document by clicking New document in the document panel. Switch to another document All your local documents are listed in the document panel. You can switch from one to anoth

Nho giáo và văn hóa Việt Nam (phần 4)

Cho nên học giả Lý Trần có đọc kỹ Thi Thư... đi nữa thì cũng chẳng thuần Nho: “Quỷ thần kính nhi viễn chi” “bất ngữ: Quái, lực, loạn, thần...” (Đức phu tử không nói chuyện quái dị, loạn, thần thánh...) Thờ “Thần” là một đường hướng tôn giáo chính của dân Việt. Cũng vậy, khi một ông vua Trần sùng Phật là dẫn dụ một câu của Đạo đức kinh “hòa quang đồng trần” (Hòa ánh sáng với bụi bẩn)- câu này là triết lý chính trị, triết lý-sống đời của nhà Trần) thì ta cũng hiểu vua - và dân - Việt rất có khuynh hướng dung hợp mọi điều mà mình cho là hay là hợp dù nó đến từ những ngả đường tư tưởng văn hóa khác nhau... để trau dồi nên cái bản sắc dung hợp, ekhoan hòa của nền văn hóa Việt Nam ...

Sau 100 năm (1427 - 1528) có vẻ quá thiên Nho của các vua nhà Lê sơ- nó bắt đầu tạo nên tình trạng nhị phân văn hóa giữa cung đình và dân gian- nhà Mạc, xuất thân dân chài phóng khoáng và phóng túng như nhà Trần, lại lên ngôi nhân chủ và tuy vẫn sùng Nho hay ra vẻ sùng Nho-nhưng rõ ràng xã hội được cởi mở hơn về tư tưởng - văn hóa. Giới khảo cổ nghệ thuật Việt Nam đã chứng minh rằng: Rất nhiều chùa chiền, đạo quán được xây dựng lại trong thời Mạc cùng với việc tô tượng đức Quan âm - Nam Hải phù hộ cho thương nhân và thương thuyền. Cũng vào khoảng này, việc thờ vợ chồng Chử Đồng Tử- Tiên Dung như các vị tổ nghề buôn bán Việt Nam cũng phổ biến dọc các bờ sông- đường nước giao thông vận tải chính yếu của nước Việt.

Một lần nữa, cái dân gian (hay “dân tộc - nhân dân”) lại “điều chỉnh lại cái chính thống (hay “dân tộc-nhà nước”) mềm hóa cái độc chuyên Nho bằng cái đa dạng Phật- Lão- Nho và tín ngưỡng dân gian. Nguyễn Bỉnh Khiêm là trạng nguyên Nho, Trình Quốc Công của nhà Mạc (Trạng Trình) mà đâu có thuần Nho với “sấm ký” của Bạch Vân am và Bạch Vân cư sĩ? Thực ra thì ngay trên ông vua Lê Thánh Tông mà người đời và giới sĩ phu cứ hay bào là “độc tôn Nho giáo” (hẳn là hữu thức thôi, “mẹo chính trị” thế thôi) chứ chỉ với những huyền tích về ông ở Thăng Long - nào khi bé ở chùa Huy Văn (phố Hàng Bột - Tôn Đức Thắng hiện nay); nào khi lớn và đỗ làm vua đã “gặp tiên” ở chùa Ngọc Hồ (phố Nguyễn Khuyến hiện nay) rồi tiên biến mất ở gần cửa Nam Đại Hưng để vua tiếc ngẩn ngơ và sai lập “quán vọng tiên” (Phố Hàng Bông hiện nay) thì, theo ý tôi, ông vua đứng đầu Tao Đàn ấy cũng chẳng thuần Nho tí nào... Ông vẫn là ông vua - vị đứng đầu rất oai vệ - của một nhân dân Việt Nam có căn tính tiểu nông- hỗn dung tôn giáo.

Nói gì đến những ông chúa Trịnh của Đàng ngoài, cứ “ba năm chúa mở khoa thi “Nho giáo, nhưng vẫn cứ rước tượng Phật ở chùa Pháp Vân ( (chùadâu, Thuận Thành - Hà Bắc nay) về Thăng Long - đông kinh để cầu mưa hay cầu tạnh!

Nói gì đến những ông chúa Nguyễn ở Đàng Trong, cũng Nho đấy – mà có vẻ Minh Nho hơn Tống Nho – nhưng rước bao nhiêu thiền sư phái Lâm Tế của Quảng Đông sang Phú Xuyên truyền giáo (xem chẳng hạn thích Đại sán Hải Ngoại kỷ sự). Và là chúa sùng Nho nhưng lại tự xưng la “thiên túng đạo nhân” chi chi đó… thì – vãn như dân Việt thôi – chẳng có gì là thuần Nho cả…

Lạ lùng nhất đối với tôi, kẻ ngày trước cứ tin vào giới sử đồng nghiệp ghi ghi chép chép rằng các vua triều Nguyễn, đặc biệt là Minh Mạng “độc tôn Nho giáo” – Nhưng sau ngày giải phóng miền nam, lần đầu tiên được vào thăm thành nội Huế, tôi sửng sốt khi thấy cạnh ngay lầu son gác tía “trong nội” là ngôi chùa Phật và “điện Hòn Chén” nổi danh của xứ Huế hàng năm các đấng vương tôn công tử quý phi- cả vua nữa- đến thăm và dâng lễ lại là đền thờ Mẫu gốc Chăm pa: Thiên y a na! Rồi cũng chính ông Minh Mạng chứ ai đã vào thăm xứ Quảng, thăm các chùa - đền hang núi Non nước và đổi tên núi Non Nước này thành Ngũ – hành- sơn. “Đền ngũ hành” thờ chư vị tiên nữ phổ biến khắp xóm ấp miền Trung miền Nam, cho đến tận hôm nay.

Dẫn dụ đủ mọi chuyện linh tinh tản mạn, từ Lý Trần qua Lê- Mạc – Tây Sơn – Nguyễn, từ cung đình đến dân gian, tôi chỉ muốn đi đến cái kết luận tuy đơn sơ và giản dị này mà mấy chục năm qua đâu có dễ dàng gì lọt vào đầu óc và luận văn khoa học của mấy vị học giả đáng kính của ta; chưa từng bao giờ có tình trạng độc tôn Nho giáo trong đời sống văn hóa – tư tưởng Việt Nam lịch đại, cho dù là từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX!

Nói cho có vẻ mác xít thì trên cơ sở hạ tầng Nông Dân- Nông nghiệp- Xóm làng của Đại Việt – Việt Nam truyền thống, lại có một đất nước bán đảo ở giữa chốn giao thoa và giao lưu kinh tế - văn hóa Đông Tây Nam Bắc thì về mặt tôn giáo – tín ngưỡng – một thành phần cấu trúc đồng thời là sản phẩm của văn hóa nói chung – tâm thức người dân Việt là sự cởi mở, đa nguyên, đa dạng… có cái “duy lý” của Nho (duy lý kiểu kỹ thuật nông nghiệp phương Đông chứ không phải duy lý kiểu thương nghiệp phương Tây cũ và duy lý mới kiểu công nghiệp phương Tây từ thế kỷ XVIII đến nay); có cái “tâm linh” của Phật, có cái “siêu việt” của Lão Trang và có cả cái mê tín “thần ma” của căn tính tiểu nông…

Đây là “di sản truyền thống”, trước khi tiếp xúc với phương Tây...

Ngẫm nghĩ kỹ, tôi cho rằng, theo diễn trình lịch sử:

1. Thời đại các VUA HÙNG - hay thời đại văn hóa Đông sơn là thời đại xác lập mặt bằng của tư cảm Việt Nam. Những nghi thức nông nghiệp , tín ngưỡng sinh linh: thần ma, núi non, sông nước, mây mưa, sấm chớp, gió bão, đất cát..., những vật tổ: Hùm beo, rắn, thuồng luồng, rùa, giải, chim thiêng v.v.. tất cả xoay quanh chất huyền. huyền thoại, huyền tích rồi huyền sử...

2. Thời đại bắc thuộc Đạo Hoàng Lão (đạo giáo)- đạo thần tiên rồi và đạo Nho từ Trung Quốc du nhập. Đạo Phật từ Ấn Độ và từ Trung Hoa du nhập. Ảnh hưởng Ấn trung hòa ảnh hưởng Hoa. Đạo Phật được dân theo mạnh hơn Nho nhiều vì Nho theo Trung Hoa áp bức bóc lột mà vào còn Phật theo Ấn Độ buôn bán mà vào. Nho gia “Lễ” trị tức là đề cao trật tự vua –tôi, cha- con, chồng vợ.

Nho trọng Cha trong khi người Việt trọng Mẹ.

Nho trọng Chồng trong khi người Việt trọng Vợ.

Nho trọng Vua “tôn quân trong khi người Việt trọng Làng đại thống nhất”.

Người Việt bị ách thống trị Bắc bị ách thống trị Bắc thuộc nên mê say tinh thần Từ bi Bác ái, trọng Bố thí của Phật. Thế kỷ VI thủ lĩnh Việt “Lý súy” là Phật Tử chứ không là “thiên tử”, Lý Nam Đế-người Việt đầu tiên xưng Đế-lên ngôi xây ngay chùa Khai Quốc (chùa mở nước, sau là chùa Trấn quốc ở Hà nội nay) chứ không xây Văn Miếu.

Cuối Bắc thuộc, thiền sư dự báo và truyền bá tinh thần Độc Lập TỰ CHỦ chứ không phải là Nho sĩ.

3.Thời đại Độc Lập-tự chủ.

a) Thiền sư họp thành giới trí thức Việt đầu tiên, có ảnh hưởng lớn từ trong triều đến ngoài nội. Lạ một điều, Thiền – Tịnh - Mật của Phật giáo Lý Trần đều có tinh thần “nhập thế” có tác dụng chủ -khách quan là củng cố tinh thần DÂN TỘC. Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV tạo thế chênh khác với Tống- Nguyên: Tống Nho/Việt Phật. Truyền thống cũ của người Việt được tích hợp vào chùa Phật chứ không vào miếu Nho. Sinh hoạt văn hóa, lễ hội chủ yếu diễn ra ở Chùa - Đền. Đã có nho sĩ từ đời lý, nhưng ban đầu làm “thư lại” sau mới có “đại thần”. Đã có nho sĩ Đàm Dĩ Mông bài Phật. Đến thời Trần, đặc biệt cuối Trần, thế lực nho sĩ dần mạnh hơn. Lê Văn Hưu, Lê Quát, Trương Hán Siêu bắt đầu công kích Phật. Lớp học trò Chu Văn An - như Phạm Sư Mạnh (dĩ Mạnh vi sư-lấy Mạnh Tử làm thầy) - đòi “cải cách” theo Trung Hoa nhưng thất bại.

b) Sang thời Lê, từ đây có hẳn một giới sĩ phu Nho giáo là cốt lõi của trí tuệ Đại Việt, ảnh hưởng mạnh tới triều đình rồi đến ngoài dân gian.

Tôi cho rằng cái ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của Nho giáo trên nền chính trị cung đình là sự củng cố nền quân chủ thống nhất, là chế độ khoa cử để tuyển lựa nhân tài các giai tầng xã hội vào bộ máy quan liêu. Còn ảnh hưởng lớn nhất của Nho giáo trên nền văn hóa xã hội là sự thờ cúng tổ tiên . Từ lễ gia tiên với bàn thờ tổ tiên ở mỗi gia đình, đến các nhà thờ họ rồi đền/ đình thờ các vị “tiền hiền” và thành hoàng làng - xã và cao nhất - từ thời Hồng Đức - là đền thờ Tổ Hùng Vương: người Việt cổ - mà người thừa kế khá thuần phác là người Mường, không có bàn thờ tổ tiên trong nhà. Vậy có thể kết luận đó là một ảnh hưởng của Lễ giáo Nho Hoa. Cũng vậy, tôi lục lọi mãi các tài liệu thời Lý Trần mà không thấy việc thờ tổ Hùng Vương. Đại Việt sử lược chỉ ghi vua Lý đi lễ đền Sơn Tinh. Việt điện u linh của Lý Trần không hề có truyện riêng về Hùng Vương. Đến Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, tiến sĩ triều Lê rồi Lĩnh Nam chích quái san nhuận lại của tiến sĩ Vũ Quỳnh thời Hồng Đức và các thần phả đền Hùng từ Lê sơ đến Lê mạt...mới xuất hiện truyện họ Hồng Bàng, thế phả nhà Hùng rồi nhà Thục và lệ quốc tế ở đền Hùng vốn chỉ là một đền thờ THẦN NÚI (“Đột ngột cao sơn” rồi mới đến “Cổ Việt Hùng thị thập bát thế” - cạnh “Ất sơn”, “Viên sơn” trên ba bài vị ở đền Hùng). Vậy đó là một ảnh hưởng lớn của “Lễ gia tiên” mở rộng và Nho giáo Việt Nam.

Trong tư cảm của mình, tôi không thích một sự phân tích rành rẽ (và siêu hình) cái gì là ảnh hưởng tích cực, cái gì là ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo đối với nền văn hóa Việt Nam. Theo tôi, nhiều khi hai mặt tích cực, tiêu cực - như hai mặt của cùng một bàn tay - phục sẵn trong tư duy Nho giáo.

Một thí dụ: “ôn cố nhi tri tân, khả dĩ vi sư dã” (ôn việc cũ để biết cái mới, thì có thể làm thầy mọi người). Tôn trọng quá khứ như vậy thì rất hay, nó sinh ra môn lịch sử và các bài học lịch sử. Nhưng ông tổ Nho giáo lúc nào cũng “thuật nhi bất tác, tín nhi hiếu cổ ( tôi chỉ thuật lại chứ không sáng tạo gì cả, tôi tin và yêu cái cổ) và tuyên bố “ngô tòng Chu” (tôi theo nhà Châu) thì riêng đức Phu tử thế nào còn cần bàn luận thêm nhưng rõ ràng nó sinh ra tình thần phục cổ! Một thí dụ khác đạo Trung dung và thế ứng xử Doãn chấp kỳ trung. Lúc bình thời nào đó, đó là cách giữ gìn tốt sự quân bình, không thái quá, không bất cập. Ấy thế nhưng vào lúc biến, cần đổi mới mạnh mẽ - cả tư duy và hành động - phải có gan phiêu lưu, lao mạnh vào xu thế mới thì cứ “trung dung” mãi đâu có được?

Một thí dụ khác: sự TRUNG HIẾU, sự TIẾT HẠNH. Phải xét chúng trong sự vận động biện chứng của lịch sử, của xã hội.

Thời nào đó, hoàn cảnh nào đó thì;
Tra thời trung hiếu làm đầu
Gái thời tiết hạnh làm câu sửa mình

(Đồ Chiểu, Lục Vân Tiên)

là đúng. Lúc khác, hoàn cảnh khác mà cứ “ngu trung”, mà cứ giữ cái giáo điều “tử vị phu ẩn, phụ vị tứ ẩn”, (con vì tình che giấu cho cha, cha vì tình che giấu cho con ) là sai.

Lại nữa, Nho giáo nhìn toàn khối có rất nhiều mâu thuẫn trong lý luận. Cần biết chắt lọc tinh hoa - và về mặt này Bác Hồ là bậc thầy của mọi người chúng ta. Lấy một thí dụ: Vấn đề DÂN.

Cái ý: “Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (Mạnh tử) là tuyệt


vời song cái ý “dân khả sử do chi bất khả tri chi” (Luận ngữ) (dân chỉ có thể khiến theo theo chứ không thể không cho biết được) lại là một chủ trương “ngu dân”. Một thí dụ khác:

Trai thì đọc sách ngâm thơ
Dùi mài anh sử để chờ kịp khoa
( Ca dao)

Chế độ thi cử tạo ra tinh thần hiếu học, tạo ra tinh thần tôn sư trọng đạo.

Muốn sang thì bắc câu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

“Không thầy đó mày làm nên”: Đạo đức quá hay! Giáo dục rất được đề cao! Song mặt khác, khi “vào đời”, Nho giáo và khoa cử đã cuối cùng tạo ra một lối học vụ kinh sử ngàn xưa, xa rời thực tế, tạo ra thói kiêu căng rởm của những con “mọt sách”.


Tú tài bất xuất môn
Năng tri thiên hạ sự
(Người giỏi không ra cửa
cũng biết mọi sự đời).

để cuối cùng ở đầu thế kỷ XX là một sự thất vọng đắng cay:

Nào có ra gì cái chữ Nho
ông nghè, ông cống cũng nằm co

hay ai oán hơn nhiều.

Đem thân khoa bảng làm tôi Pháp
chỉ tại nhà Nho học chữ Tầu

(thám hoa Vũ Phạm Hàn).

Bài viết có hạn, Không thể trong một bài, nói mọi chuyện về Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong nền văn hóa Việt Nam. Tựu trung, thái độ hư vô chủ nghĩa “phủ định sạch trơn” là sai. Mà đề cao nó lên mây xanh, coi như động lực tiến hóa nhanh của xã hội xưa và cả nay nưa thì là mê lắm. Xin học lại Bác Hồ về chỉ một việc: thế ứng xử với Nho học và nền đạo đức Nho phong.

Comments

Popular posts from this blog

Sử dụng gcov để kiểm tra sourcecode

Sau khi hoàn thành source code, trong test phase, có thể chúng ta cần kiểm tra tập test case của chúng ta có coverage tất cả các trường hợp có thể xảy ra hay không, hành động này gọi là test code coverage. Có nhiều tool miễn phí cũng như có phí để thực hiện việc này, nhưng đơn giản nhất là sử dụng công cụ gcov đi kèm trong trình biên dịch gcc. Để đọc chi tiết hơn về gcov, bạn có thể vào http://gcc.gnu.org/onlinedocs/gcc/Gcov.html#Gcov, hoặc tìm kiếm với Google. Sử dụng gcov khá đơn giản, giả sử ta có 3 file a.c, b.c và c.c. Truy cập vào thư mục chứa 3 files này, gõ: gcc -fprofile-arcs -ftest-coverage a.c b.c c.c Mặc định gcc sẽ tạo ra file a.out trong thư mục hiện thời, cùng với 3 file a.gcno, b.gcno và c.gcno. Sau đó bạn chạy file a.out với các parameter cần thiết, sẽ tạo ra thêm 3 file a.gcda, b.gcda và c.gcda. Sau đó, giả sử cần phân tích file b.c, chúng ta gõ: gcov b.c Có hai tham số thường dùng là -b và -f: -b: thêm thông tin về branch trong code. -f: thêm thông tin về hàm. Thông

Getting started with Cryptpad in Ubuntu: step by step

Cryptpad is an open source collaborative editor which is hosted at: https://github.com/cjdelisle/cryptpad It is easy to clone the github repository and start to try, but if you are a newbie, there maybe some difficulties. Suppose that you have a clean Ubuntu machine, and want to try with Cryptpad, you can follow these steps: 1. Download mongodb for Linux: https://www.mongodb.org/downloads 2. Unzip the file you got to a location you want. You will start mongodb from there, or add this directory to your PATH variable so you can start mongodb from anywhere. 3. Suppose that you chose the easier way, i.e start mongodb from its directory. 4. Open Terminal (Ctrl + Alt + T for shortcut), move to the directory of mongodb 5. Type: mkdir db mongod --dbpath=./db These above commands will first, create a directory 'db' insider the directory mongodb, then start mongodb server. 6. Keep the terminal with mongodb server running 7. Open another terminal (Ctrl + Shift +

First post using stackedit

Welcome to StackEdit! Hey! I’m your first Markdown document in StackEdit 1 . Don’t delete me, I’m very helpful! I can be recovered anyway in the Utils tab of the Settings dialog. Documents StackEdit stores your documents in your browser, which means all your documents are automatically saved locally and are accessible offline! Note: StackEdit is accessible offline after the application has been loaded for the first time. Your local documents are not shared between different browsers or computers. Clearing your browser’s data may delete all your local documents! Make sure your documents are synchronized with Google Drive or Dropbox (check out the Synchronization section). Create a document The document panel is accessible using the button in the navigation bar. You can create a new document by clicking New document in the document panel. Switch to another document All your local documents are listed in the document panel. You can switch from one to anoth