Skip to main content

First post using stackedit

Welcome to StackEdit! Hey! I’m your first Markdown document in StackEdit 1 . Don’t delete me, I’m very helpful! I can be recovered anyway in the Utils tab of the Settings dialog. Documents StackEdit stores your documents in your browser, which means all your documents are automatically saved locally and are accessible offline! Note: StackEdit is accessible offline after the application has been loaded for the first time. Your local documents are not shared between different browsers or computers. Clearing your browser’s data may delete all your local documents! Make sure your documents are synchronized with Google Drive or Dropbox (check out the Synchronization section). Create a document The document panel is accessible using the button in the navigation bar. You can create a new document by clicking New document in the document panel. Switch to another document All your local documents are listed in the document panel. You can switch from one to anoth

Giới thiệu sách "Siêu hình tình yêu - Siêu hình sự chết" - phần 1



Khi mang xuất bản riêng rẽ hai tập tiểu luận của Schopenhauer nhan đề là Siêu hình tình yêu và Siêu hình sự chết, vốn dĩ là hai chương của tập bổ túc cho cuốn Thế Gian như thể Ý chí và Biểu tượng, người ta hầu như đi ngược lại Ý định của tác giả, vì ông đã từng nhắn nhủ cho ta biết rằng muốn hiểu ông, ta cần phải đọc hết cả những gì ông từng viết. Ông nói: "Nói chung ra, những ai muốn làm quen với triết thuyết của tôi cần phải đọc hết dòng cuối. Tôi mong mỏi thế. Vì tôi không phải là nhà văn ba xu, một kẻ soạn sách giáo khoa, một kẻ viết mướn...". Tuy nhiên, lời đòi hỏi này, vốn dĩ cũng là lời đòi hỏi của tất cả các triết gia, thật ra đối với trường hợp của Schopenhauer cũng có phần bớt cần thiết. Thật vậy, như ông không ngớt nhắc nhở, công trình của ông vốn là sự phát huy của một tư tưởng duy nhất mà tất cả các thành phần đều liên hệ vô cùng mật thiết với nhau, và tư tưởng này tiềm tàng khắp trong các tác phẩm của ông nên cũng dễ nhận diện. Nó là chiếc chìa khóa thần, mỗi lần lại cung cấp giải pháp cho những vấn đề hết sức biến thiên, và coi các vấn đề này như thể những chú giải mới mẻ. Do đó, không như một triết thuyết diễn dịch, ở đây ta có thể tách từng mảnh ra ở chủ thuyết mà không sợ gây thiệt hại gì đáng trách. Vì tư tưởng không diễn giải thành một chuỗi kết luận theo chiều dài, mà thay vì lập luận liên tiếp là sự hiện diện hằng hữu của một trực giác nội tại, nên bất cứ lúc nào ta cũng có thể liên kết ngay được “cái ý kiến lúc bấy giờ” với cái tư tưởng duy nhất lúc nào cũng ngầm đi sát bên nó.

Bởi chưng duy nhất, nên cái tư tưởng ấy cũng là một tư tưởng giản dị, vì như ông nói: "Không có một triết hệ nào lại giản dị bằng, và được xây dựng với ít yếu tố, như triết hệ của tôi, nên vừa thoạt nghe là người ta bao quát và lãnh hội được ngay" chính vì thế mà người ta có thể diễn đạt nó trong một vài trang.

Ý chí là gốc của sự vật. Không những tự do, nó còn vạn năng. Cái gì phát xuất ở nó, chẳng phải chỉ là những hành động của nó, mà là cái thế gian trong đó nó tác động, hành động và thế gian chẳng qua chỉ là phương thức mà nó sử dụng để đạt đến tự trị. Thế gian, vì chúng là cái gì cho nó tự khách thể hóa để biểu tượng mình với chính mình là tấm gương cho nó tự ngẫm. Nhưng mà là tấm gương trong đó thuần nhất tính của nó bị phân tán, vì nó chỉ tạo ra tấm gương này bằng cách sự phản chiếu qua các hình thức của không gian, của thời gian, của nguyên nhân tính, nói tóm lại qua trí năng vốn là nguyên tắc cá thể hóa, vì là nguyên tắc lí trí. Do đó, thế gian là của hiện tượng bất khả dịch của nó, bao quát trong tất cả các hiện tượng biến dịch riêng biệt vô biên, phát sinh từ cấu thể của nó. Nhờ cái thế gian này, và nhờ sự phát triển của nó qua vật giới cho đến con người, ý chí biết được mình muốn gì và cái mình muốn là cái gì. Mà cái ý chí muốn, lại chính là cái thế gian ấy, là cái đời sống như trong đó nó tự thể hiện. Do đó ý chí và muốn sống trong đó chỉ là một, và ý chí vốn dĩ vĩnh cửu, nên muốn sống cũng vĩnh cửu và do đó thế gian, tức đời sống vốn dĩ là biểu thị thiết yếu của nó cũng vĩnh cửu Vì thế cho nên, ngày nào mà ta còn tràn đầy muốn sống, ta chả việc gì bận tâm đến kiếp sống của ta, ngay cả khi chết.

Vì thế mà đời sống phát sinh ra vấn đề chết và vấn đề yêu, vì yêu là cái mà nhờ nó đời sống xuất hiện trên thế gian này.

Cái mà ta gọi là chết, của chúng ta, cái chết của những cá thể là chúng ta. Nhưng các cá thể là những bóng dáng phù du phát sinh từ sự khách thể hóa vĩnh cửu của ý chí. Chỉ có chúng mới sinh mới tử còn cái muốn-sống nó biểu thị ở chúng thì không. Do đó sinh và tủ là hai tùy thể vĩnh cửu đồng đẳng cùng lệ thuộc đời sống vĩnh cửu của ý chí, là hai cực của hiện tượng sống xét theo toàn bộ. Vì vậy mà người ấn phối hợp ở Schiwa cả cái dương vật lẫn chuỗi đầu lâu, mà người Hy - La họa trên mộ những cảnh hoan lạc hoa tình, ngụ ý rằng sinh và tử của cá nhân con người ta được trung hòa trong đời sống vĩnh cửu của nhân loại, quan niệm cao siêu về thiên nhiên như là phương diện khách quan của ý chí.

Liệu người ta có biết tìm trong cái xác thực tính của đời sống vĩnh cửu nội tại này đối với cá thể, một sự an ủi linh nghiệm trước các khổ não của cái chết, một phương thuốc tiêu trừ các nỗi lo sợ do cái chết gây ra không? Chắc chắn là kẻ nào thật thiết sống, thích thú sống, kẻ nào cho rằng, dù đời sống có mang lại những đau khổ đến thế nào đi nữa, đời sống cũng vẫn là cái đáng quý nhất, kẻ đó hẳn tìm thấy được ở đời sống cái gì để diệt tan những nỗi khiếp sợ do cái chết gây ra, vì kẻ ấy không sợ bất cứ thời gian nào, dù đã qua hay sẽ đến, mà không có mình. Biết thế rồi, nó tiếp tục sống, không phải sống như trước kia, sống theo một dục vọng mù quáng, mà sống có ý thức, nó mới ở vào trạng thái hoàn toàn nhất quyết của ý chí.

Tuy nhiên, đó là trạng thái khiếm khuyết bấp bênh. Nó chỉ có được khi người ta tự dối mình với cái ảo tưởng rằng mọi đời sống đều vốn dĩ tốt đẹp, khi người ta tưởng đâu rằng chỉ việc khẳng định điều này là chắc chắn đời đời sẽ hạnh phúc và hoan lạc Nhưng nếu chẳng may bản tính của đời sống lại là đau khổ và xấu xa, phải chăng vì thế người ta lại không tự buông trôi xuống địa ngục hay sao? Và chính thế, một khi thoáng nhận được bản chất của ý chí, người ta không thể còn một ảo tưởng gì về bản tính tốt đẹp của đời sống. Trước hết, về điểm này, chỉ riêng kinh nghiệm cũng đủ xác định Kinh nghiệm chứng thực rằng đối chỉ toàn là xung đột, đau khổ, thất vọng, rằng đối là biển khổ. Từ sinh đến tử, con vật phải chiến đấu để thoát khỏi đói, thoát khỏi kẻ thù đang rình mình. Với con người, đời sống là một cuộc chiến đấu không ngừng, không những chống lại các đau khổ vô hình, chống lại khổ cực hay buồn tẻ, mà còn chống lại các con người khác. Trong đời sống các dân tộc, lịch sử cho thấy toàn là chiến tranh và phiến loạn: các năm thanh bình hầu như là những quãng ngưng ngắn ngủi, những lúc tạm nghỉ ngẫu nhiên. Đời sống là một cuộc chiến tranh liên miên và người ta chết tay còn cầm vũ khí. Lại nữa, mọi hạnh phúc, mọi thỏa mãn chỉ là tiêu cực, vì chúng chỉ có tiêu cực một dục vọng và chấm dứt được một phiền não bằng cách thỏa mãn một nhu cầu. Vừa thỏa mãn xong một nhu cầu tức thời một nhu cầu khác phát sinh để tạm thời thỏa mãn, và cứ liên miên vô tận, "sự thỏa mãn mà thế gian có thể đưa lại cho các dục vọng của chúng ta cũng như của bố thí cho người ăn mày đủ sống hôm nay, để rồi ngày mai lại đói". Lại nữa, các niềm vui khi nào cũng dưới mức ta mong đợi, còn các niềm đau khi nào cũng trên mức ta tưởng tượng. Sau hết, lỡ ra ý chí lại thiếu đối tượng và không còn gì để thèm muốn, là ta rơi vào một sự trống rỗng kinh khủng: tức là buồn tẻ. "Đời sống do đó đu đưa như quả lắc từ phải sang trái, tù đau khổ sang buồn tẻ".

Cái tai họa này được kinh nghiệm chóng thực lại còn được triết lí luận chứng là cần thiết. Thật vậy, vì chúng ở trên mọi hình thức biểu tượng, nên ý chí uyên nguyên tự nó không đa nguyên, không nguyên nhân, không duyên cớ, không mục đích, không nhận thức; vì thế, bản thân nó chỉ có thể là cái đà mù quáng, không ngưng nghỉ, không mục đích, do đó, không thỏa mãn. Không bao giờ hài lòng, luôn luôn không thể hài lòng, luôn luôn khao khát và tự cắn xé mình, nó chỉ có thề biểu thị trong cái thế gian mà nó lay chuyển từ bên trong, bằng những cuộc tranh đấu và xâu xé. Có lẽ vì bản tính nó đâu đâu cũng là một, nên nó gán cho các hiện tượng của nó một đồng chất tính, được biểu thị qua sự ràng buộc, liên kết tương hệ tổ chức, một thứ cứu cánh tính nội ngoại giữa chúng, những bên trong cái khung cảnh ấy, lại diễn ra những cuộc xung đột khốc liệt mà khi giai đoạn khách thể hóa càng cao, lại càng thêm phần sâu sắc và khốc liệt. Nếu ở vào thời gian thấp, các lực lượng thiên nhiên tranh chấp nhau ở mức độ nguyên nhân tính vật lí, thì ở giai đoạn cao hơn, cái thấp kém bị cái cao hơn ngầm nuốt, như vật chất nuôi cây, cây nuôi thú, thú nuôi người; sau hết người không phải chỉ nuốt riêng gì thú với cây, mà nuốt ngay cả chính người - homo homini lupus (con người là chó sói đối với con người) - và rồi đi đến tự sát. Ngoài ra các lực lượng dưới luôn luôn xung đột với các lực lượng trên: Trọng lượng chống lại sức lực bắp thịt, giấc ngủ không ngớt trở lại làm đình trệ hoạt lực của trí óc, và theo lời Bichat(l), đời sống rốt cuộc chỉ là "toàn thể các lực lượng chống lại cái chết". Cuộc chiến tranh giữa mọi cái chống mọi cái này, cuộc chiến tranh mỗi giai đoạn mỗi tái khối này, đặc trưng cho con đường của ý chí tiến bước trong thế gian. Con đường không rõ mục đích tối hậu, các diễn viên của vở tuồng chỉ theo đuổi những mục đích hư ngụy, các thỏa mãn huyền hoặc và mong manh.

Nếu so sánh đà sinh lực với nội dung của đời sống sinh vật, người ta nhận thấy rằng nội dung này bị sự bảo toàn chủng loại và cá thể làm tiêu hao: như đói khát, hao tâm tổn trí, cực nhọc trăm bề để có miếng ăn; tất cả chung quy chỉ để sinh sống và sinh sản. Nếu lại so sánh sự cực nhọc của con thú để sinh sống với số phận nó, người ta thấy sự chênh lệch thật là quá đáng. Tất cá đối sống, thú cũng như người, xét theo khía cạnh bảo tồn cá thể, là "một chuyện làm ăn thua lỗ". Ai mà lại thèm khát một cuộc đời như thế nếu thấy tận mắt cái giá trị của nó, nếu đủ sức hiểu biết nó?

Tuy nhiên, phải chăng là thiên nhiên không theo đuổi một mục đích nào cả? Khẳng định thế phải chăng là tầm mắt hẹp? Cái mà thiên nhiên nhắm bảo tồn, đó là chủng loại, chứ không phải các cá thể. Vì để lưu tồn chủng loại mà thiên nhiên thiên biến vạn hóa. Xét theo bề ngoài mọi sự diễn ra như thể thiên nhiên sở dĩ không ngừng tiêu thụ các cá thể là vì muốn duy trì các hình thức vĩnh cửu của mình: "Các quan niệm của Platon(2)", và do đó phải không ngớt dừng lại tấn tuồng dở khóc dở cười của đời sống; phải chăng đó là dấu hiệu của một cứu cánh tính xung khắc với cái bản tính vốn dĩ phi lý của cái muốn thiết yếu? Nhưng phải biết các chủng loại là cái trò gì cơ chứ. Một thế hệ mới làm lại những gì thế hệ trước từng làm: nó cũng đói, cũng tìm ăn, cũng sinh sống, cũng sinh sản. Đời cứ thế tiếp diễn, lo ăn và làm tình. Hơn nữa, chỉ nhìn qua bên trong đời sống của chúng ta, ta thấy thiếu hẳn mục đích tính. Chả có một cứu cánh gì gọi là soi sáng, gọi là hướng dẫn chúng ta; hay dìu dắt hoặc chế ngự cái muốn sống; chỉ có độc cái tình yêu sinh mạng khổng lồ, cái tham sống với bất cứ giá nào, bất cần một cứu cánh, một giá trị cho đời sống, bất cần biểu tượng hay ý thức về đời sống là cái gì. Nói tóm lại, cái động lực chính là một cái đà mù quáng.

Chúng ta không được mời sống, không được lôi kéo hay thu hút về đời sống, nhưng bị xung lực xô đẩy đằng sau, muốn sống mà không biết tại sao. Cái muốn không có lí do, vì chưng, nếu mọi biểu thị của một lực lượng thiên nhiên đều có nguyên nhân của nó, thì chính cái lực lượng ấy không có nguyên nhân, và vì mọi lực lượng đều là ý chí và vì ý chí là lực lượng, nên chính ý chí do đó lại không có nguyên nhân. Do đó mỗi tác động của ý chí chắc chắn đều có nguyên nhân của nó, nhưng chính ý chí lại không. Vì vậy cái chuyển động bất tuyệt mà người ta không thấy có ở trong thế giới vật thể, người ta lại thấy ở trong ý chí, vật tự tại như muốn sống, thèm khát sống một cách mù quáng và không bao giờ thỏa mãn.

Nếu vậy, thì kẻ nào vén được tấm màn ảo hóa, thấy được trong thâm tâm cái vĩnh cửu tính của đời sống phát khởi từ cái muốn thiết yếu, và bên kia các hình thức mà trong đó đời sống, hiện tượng hóa, lại thấu triệt được cái bản chất đích thực của nó; kẻ đó hẳn sẽ không rụt rè khiếp sợ trước cái vực đau khổ mà đời sống bày ra trước họ. Họ sẽ nhận thấy rằng cái họa uyên nguyên chính là tồn tại; hơn thế, rằng tồn tại chính là nguyên tội, vì chưng, vốn dĩ phát sinh từ ý chí, mà tính ý chí lại tự do, nên tồn tại là kết quả của tự do. Khi đó họ sẽ nhận thấy rằng tác động sinh sản, tâm điểm của muốn sống, là tâm điểm của ác và của tội lỗi, rằng truyền bá tồn tại, tức là truyền bá ác, tức là khư khư tiếp tục phạm tội; rằng khuất phục tình yêu, tức là ngã gục trước quỷ kế của thiên nhiên, nó mê hoặc các cá thể để quăng chúng vô số vô tận vào cái lò sát sinh của nó, để lưu tồn chủng loại bằng cái giá bắt chúng phải đau khổ. Họ sẽ biết rằng muốn truyền giống tức là đồng lõa với con quỷ và cố tình xô đẩy vô số kẻ khác vào cái cảnh khổ mà ta thừa biết là cái cảnh của chúng ta. Lúc đó, họ sẽ không còn ngạc nhiên trước cái cảm giác xấu hổ đi đôi và đi theo cái tác động sinh sản nữa. Họ sẽ hiểu tại sao cái thú sinh dục là tội lỗi, họ sẽ thấu triệt được ý nghĩa sâu xa của cái huyền thoại sa đọa nó nhất thiết ràng buộc cái chết, như một hình phạt, với ái tình xác thịt; nó làm quả táo của Eva thành quả cấm của cây tri thức để kẻ nào phạm phải cái tác động xấu xa kia nhớ lại nguồn gốc và sự truyền chủng chúng ta. Kẻ nào do đó đồng thời khám phá ra rằng đời sống là vĩnh cửu và cái đau khổ do đời sống mang lại cũng vĩnh cửu, kẻ đó, hẳn không tài nào thấy ở cái vĩnh cửu tính xác thực ấy một sự an ủi linh nghiệm trước mọi phiền não do cái chết đem lại. Chắc chắn là kẻ ấy chỉ ghê sợ đời sống và tình ái, hay nói đúng ra không biết yêu gì khác là yêu cái chết, và chỉ cái chết mới là sự an ủi cho hắn, nếu như hắn chỉ biết rằng cái chết ấy không phải là cái chết của sự sống, mà chỉ là cái chết của cá thể hắn. Dù sao đi nữa, "khi đã biết" hắn không thể an phận tiếp tục muốn sống, vì như thế quả thực có khác gì là muốn cái đau khổ của mình vĩnh cửu. Biết thế rồi hắn nảy sinh ra ý muốn thoát ly đau khổ bằng cách từ bỏ đời sống. Vì thế giai đoạn hoàn toàn khẳng định của muốn sống nhất thiết phải nhường chỗ cho giai đoạn hoàn toàn phủ định của nó. Sự tồn tại của chúng ta không thể có mục đích gì khác là được biết rằng tốt hơn là chúng ta đang tồn tại; rằng muốn sống lâm vào một ảo tưởng, rằng hối cải sự nhầm lẫn của mình bằng cách từ bỏ mọi nguyện vọng trước kia. Nói tóm lại, nó cần phải khước từ đời sống.

Phải chăng sự khước từ đó là tự sát? Đâu phải. Tự sát thủ tiêu cá thể, nó không thủ tiêu đời sống, cái muốn sống phổ quát. Hơn thế, thay vì là phủ định đời sống nó lại là một khẳng định quyết liệt nhất của đời sống. Kẻ tự sát chỉ từ bỏ đời sống với một điều kiện nào đó: vì thiếu danh thiếu phận, v.v…, nhưng hắn muốn đời sống sung sướng. Do đó hắn khẳng định cái ý chí sống một cách thô bạo hung hăng. Hắn thôi sống chỉ vì hắn không thể thôi muốn, và không thể tự khẳng định bằng cách nào nữa. Tuy nhiên, nỗi đau khổ mà hắn muốn thoát ly lúc đó, chính là sự hành hạ của ý chí, tức là cái có thể đưa hắn đến sự phủ định chính cái muốn - sống. Vì vậy khước từ tự sát để chấp nhận đau khổ không có nghã gì khác là tự nhủ: "Ta không muốn thoát ly đau khổ; ta muốn đau khổ phải thủ tiêu cho được cái muốn-sống mà hiện tượng là điều đáng chán; ta muốn đau khổ củng cố ở ta cái tri thức về cái nhân bản của thế gian bắt đầu chớm nở, để tri thức ấy trở thành phương thuốc an thần tột độ cho ý chí của ta, thành nguồn giải thoát vĩnh con của ta." Nhưng liệu nghệ thuật không thể là một phương thuốc an thần hay sao? Thật vậy, trong sự chiêm nghiệm mỹ thuật, khi hòa mình với các quan niệm trong đó ý chí tức thời khách thể hóa, khi trở thành chủ thể thuần túy giống đúc như khách thể thuần túy, ở bên kia thế giới các sự vật; các sự vật chỉ có thể ý thức được theo các liên hệ của chúng đối với các nhu cầu của đời sống thể xác; cá thể thoát ly ý chí nhờ một tri thức vô tư, thuần túy và chân thực, về bản chất cửa thế gian. Lúc đó, cá thể có một cảm giác giải thoát và hăng say. Nhưng cái tri thức thuần túy ấy không giải thoát cá thể khỏi hẳn đời sống, mà chỉ giải thoát tùng lúc ngắn ngủi. Chỉ đưa lại cho nó một sự an ủi tạm thời cho đến khi chán ngấy trò này, và cảm thấy sức lực gia tăng, nó mới nghĩ đến những chuyện đứng đắn và rồi tìm cách thực sự đi vào con đường cứu rỗi.

Tác động đầu tiên để tự giải thoát lúc đó là từ bỏ cái khẳng định tuyệt đối cho ý chí sống của mình, tức là sự đòi hỏi cố chấp của cái cá tính của mình, nói tóm lại, tù bỏ sự khẳng định vô biên vô hạn của bản ngã đặc trưng cho ích kỉ. Nhờ vượt qua nguyên tắc cá thể hóa, nhờ ý niệm được sự đồng nhất của cái muốn ở mọi cá thể, mọi sự dị biệt giữa bản ngã và các tha nhân không còn nữa, và lúc đó tính ích kỉ được coi như ý chí tự hủy diệt, do đó được coi như là ảo tưởng dễ sợ nhất và phi lý nhất.

Biết rằng cái ý chí kia ở ai cũng như ai, rằng vì bản tính hiện tượng của nó, cái ý chí ấy đày đọa toàn thể các con người cũng như các con thú trong cảnh khổ triền miên, triết gia ta cảm thấy nỗi khổ đau của chúng sinh như nỗi đau khổ của chính mình, đảm trách lấy các đau khổ của thế gian và thay thế thù hằn và độc ác tàn bạo bằng sự an dịu của thương xót và bác ái.

Comments

Popular posts from this blog

Sử dụng gcov để kiểm tra sourcecode

Sau khi hoàn thành source code, trong test phase, có thể chúng ta cần kiểm tra tập test case của chúng ta có coverage tất cả các trường hợp có thể xảy ra hay không, hành động này gọi là test code coverage. Có nhiều tool miễn phí cũng như có phí để thực hiện việc này, nhưng đơn giản nhất là sử dụng công cụ gcov đi kèm trong trình biên dịch gcc. Để đọc chi tiết hơn về gcov, bạn có thể vào http://gcc.gnu.org/onlinedocs/gcc/Gcov.html#Gcov, hoặc tìm kiếm với Google. Sử dụng gcov khá đơn giản, giả sử ta có 3 file a.c, b.c và c.c. Truy cập vào thư mục chứa 3 files này, gõ: gcc -fprofile-arcs -ftest-coverage a.c b.c c.c Mặc định gcc sẽ tạo ra file a.out trong thư mục hiện thời, cùng với 3 file a.gcno, b.gcno và c.gcno. Sau đó bạn chạy file a.out với các parameter cần thiết, sẽ tạo ra thêm 3 file a.gcda, b.gcda và c.gcda. Sau đó, giả sử cần phân tích file b.c, chúng ta gõ: gcov b.c Có hai tham số thường dùng là -b và -f: -b: thêm thông tin về branch trong code. -f: thêm thông tin về hàm. Thông

Getting started with Cryptpad in Ubuntu: step by step

Cryptpad is an open source collaborative editor which is hosted at: https://github.com/cjdelisle/cryptpad It is easy to clone the github repository and start to try, but if you are a newbie, there maybe some difficulties. Suppose that you have a clean Ubuntu machine, and want to try with Cryptpad, you can follow these steps: 1. Download mongodb for Linux: https://www.mongodb.org/downloads 2. Unzip the file you got to a location you want. You will start mongodb from there, or add this directory to your PATH variable so you can start mongodb from anywhere. 3. Suppose that you chose the easier way, i.e start mongodb from its directory. 4. Open Terminal (Ctrl + Alt + T for shortcut), move to the directory of mongodb 5. Type: mkdir db mongod --dbpath=./db These above commands will first, create a directory 'db' insider the directory mongodb, then start mongodb server. 6. Keep the terminal with mongodb server running 7. Open another terminal (Ctrl + Shift +

First post using stackedit

Welcome to StackEdit! Hey! I’m your first Markdown document in StackEdit 1 . Don’t delete me, I’m very helpful! I can be recovered anyway in the Utils tab of the Settings dialog. Documents StackEdit stores your documents in your browser, which means all your documents are automatically saved locally and are accessible offline! Note: StackEdit is accessible offline after the application has been loaded for the first time. Your local documents are not shared between different browsers or computers. Clearing your browser’s data may delete all your local documents! Make sure your documents are synchronized with Google Drive or Dropbox (check out the Synchronization section). Create a document The document panel is accessible using the button in the navigation bar. You can create a new document by clicking New document in the document panel. Switch to another document All your local documents are listed in the document panel. You can switch from one to anoth