Skip to main content

First post using stackedit

Welcome to StackEdit! Hey! I’m your first Markdown document in StackEdit 1 . Don’t delete me, I’m very helpful! I can be recovered anyway in the Utils tab of the Settings dialog. Documents StackEdit stores your documents in your browser, which means all your documents are automatically saved locally and are accessible offline! Note: StackEdit is accessible offline after the application has been loaded for the first time. Your local documents are not shared between different browsers or computers. Clearing your browser’s data may delete all your local documents! Make sure your documents are synchronized with Google Drive or Dropbox (check out the Synchronization section). Create a document The document panel is accessible using the button in the navigation bar. You can create a new document by clicking New document in the document panel. Switch to another document All your local documents are listed in the document panel. You can switch from one to anoth

thơ 9, 10, 11, 12... 14 & 15



thơ 9

có một thời người ta ngạc nhiên không biết vì sao thơ đi đâu mất. Ở chợ, ở lớp học, ở quán nhậu... Ở đâu người ta cũng nói ra vi vút mà không có thơ. Nhất là ở quán nhậu, nè ông, hôm qua mưa quá, quán tôi mái lá, không bóng người qua... Người ta phát âm véo veo không chút lạc giọng. Cứ như đó mới là điều duy nhất người ta cần nói với nhau. Nhưng ly rượu gạo (có hay không có tí thuốc sâu đều đục lờ đờ) càng về sau càng dài, càng dài càng nhạt (chứ không phải càng dài càng to), chỉ gây một cảm giác ngây ngấy ơn ớn nên nhiều người hay bỏ ra nôn ở phía sau quán. Ly cuối cùng trong cảm giác vỡ mộng vì kết thúc, trong cảm giác tưởng như đã tìm thấy một cái gì hứa hẹn, người ta thường nôn chữ ra thành vòi, qua ánh đèn lấp lánh như cầu vồng bảy sắc...
Nhưng chữ ở đâu trong cổ họng mà người ta cứ nôn ra mãi? Cái ly của chữ chứa đựng những âm vang gì để người ta nôn mãi ra như thế? Những chữ đầu tiên lúc nãy còn tươi nguyên run rẩy bây giờ đã thành một đống tanh tưởi lầy nhầy. Cổ họng cũng không hiểu vì sao nó cứ nôn chữ ra mãi để làm gì?
thế thì chữ bị nôn ra như thế nào? Chuyện như vầy:
hàng ngày thơ phải ngồi nghe những thằng ăn cắp... giảng bài đạo đức sau một chiếc mặt nạ. Hàng giờ thơ phải ngồi nghe những người ăn cắp, hiếp dâm trẻ em... giảng bài đạo đức sau một chiếc mặt nạ. Hàng phút thơ phải ngồi nghe những vị ăn cắp, hiếp dâm trẻ em, điếm đực... giảng bài đạo đức sau một chiếc mặt nạ. Đến chiếc mặt nạ thứ 4 xuất hiện thì thơ hết chịu nổi
và thế là chữ cứ việc nôn ra. Đến đây thì cổ họng mới hiểu vì sao mình cứ mãi phải nôn ra chữ. Và thơ thì chìm mất tận đâu dưới một đống bầy nhầy, chắc là thơ chờ đến ngày nôn ra máu mới chịu hiện ra...

thơ 10

tặng Nguyễn Quốc Chánh
có một bài thơ chạy vào nhà tôi vì sợ hãi. Nó nhận ra tất cả chữ của mình đã bị đánh cắp. Nó trần truồng trên trang giấy, mắc cỡ dùng tay che (bụm) những gì phải che (bụm). Cùng quẫn và tuyệt vọng, nó nguyền rủa tên trộm khốn nạn. Thơ khóc đau khóc đớn. Những người biết chuyện nhìn thấy thơ như vậy ai cũng chép miệng thương, tội nghiệp
có một người không biết chuyện, cứ xen vào nguyền rủa thơ loã thể tục tĩu khiêu dâm
càng lúc người không biết chuyện bu vào càng nhiều, người biết chuyện đâm ra thành thiểu số, không cãi lại được. Tức mình họ bật khóc còn to hơn bài thơ
chỉ có thằng ăn trộm khốn nạn thì thích thú đứng mỉm cười, nó không sợ bị ai bắt vì nó đã được bảo kê từ thằng ăn trộm khác, còn bự con và khốn nạn hơn

thơ 11

có một bài thơ suốt mấy chục năm sống ở trên đời luôn luôn biết sợ. Nó tự hào rằng nó đã sống nhăn răng tới già cũng nhờ hay sợ vẩn vơ như vậy. Đầu tiên là sợ âm ỉ, sau đó sợ âm thầm, sau nữa sợ lâm râm (nhưng không đau bụng)... Đến lúc nó đã quá già, gần như đông cứng lại, đầu gần lìa khỏi xác, 2 bàn tay gần lìa khỏi 2 bàn chân, 2 hòn gần lìa khỏi cơ thể... chuẩn bị “bao bì, đóng gói” nó mới lo nghe ngóng và nỗ lực cố nhớ lại tên mình. Kiểu như Thanh Tâm Tuyền: tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ... xí quên, phải là tên của nó chớ. Nhưng nó không biết mình tên gì, vì suốt đời cứ lo phải sợ đủ thứ để sống nên quên không lo nhớ tên mình, chỉ nhớ người ta hay gọi nó là Hơi Hơi Sợ (hay Hơi Sợ Sợ gì đó), nhưng nó biết là không phải tên nó vì nó không phải họ Hơi
vì vậy bây giờ nó ngồi khóc hời hỡi mà không gọi được tên. Nó thấy đau buốt ở sọ, sau đó lan ra thắt lưng, lan dọc theo 2 bên đùi. Nói chung là nó cắn răng chịu mọi thứ đau để bật ra tên của mình nhưng không thể
nó (bài thơ), cũng giống như mấy người khác khi đã về hưu, bèn rút vũ khí cuối cùng ra (cũng Hơi Hơi Dài): đó là phản tỉnh
vì vậy mà cuối cùng người ta cũng nhớ được tên nó là Sám Hơi Hối

thơ 12

có một bài thơ bị vô sinh, vì lâu ngày không sinh đẻ gì được đâm ra bức bối. Gặp những chị em đang sinh nở trong quán nhậu, nó kêu lên: Ê, tụi mày được lắm, được lắm, chúc mừng, chúc mừng... Sau đó khi gặp các chị y tá khoa Sinh đẻ của Thơ (không phải khoa Sản), nó than phiền (một từ đồng nghĩa của chỉ thị): thơ là tinh tuý của ngôn ngữ, là số phận của thi sĩ... làm gì mà để tụi nó đẻ sòn sòn như tháo cống sông Tô Lịch vậy. Tụi bây làm kế hoạch hoá gia đình kiểu như vầy hả hả, tao cho một phát về vườn hết bây giờ...
mấy chị y tá thấy nó to cao lịch lãm mà ăn nói lỗ mãng quá cũng sợ, đứng rúm người vào một góc. Một chị thì thào: Ông ơi, ngày xưa ông cũng có lần chôn nhau cắt rốn ở đây cơ mà, không còn hy vọng gì tìm lại cuống rốn của ông sao? Lúc này nó mới sực nhớ lại là nó cũng từng sống bằng một cuống rốn, vội bắt các chị y tá đổ ra đi tìm. Tìm mãi, tìm mãi, tìm mãi cuối cùng cũng tìm ra cuống rốn của nó, nhưng lúc này cuống rốn của nó đã khô queo, không còn một giọt máu nào mà chỉ thấy quấn lùng nhùng các loại tiền tài trợ và tiền kế hoạch tham quan giao lưu đi thực tế bên A, bên B... gì gì đó tử trên trời vẫn còn đang rót xuống. Những tờ giấy có in hình người đang cười với nó, rất nhiều tờ còn mới tinh không thấm một giọt mồ hôi. Vừa thấy tiền nó lảm nhảm say sưa bất tận nói nói nói còn hơn tháo cống sông Tô Lịch. Mãi một lúc mệt quá nó mới chịu ngã vật ra
lúc này các chị y tá mới cùng nhau lên tiếng: à! Nhưng các chị không ngã vật ra, mà lo khiêng nó ra, để còn chuyển nó qua khoa Tai mũi họng. (Nó mập ú nên vừa khiêng các chị vừa kêu trời như bộng)

thơ 14

không có số 13, khỏi sợ xui...
có một bài thơ thất nghiệp lâu quá bèn ngồi nghĩ là nếu những người già về hưu hết thì lớp trẻ sẽ không còn lo thất nghiệp.
bây giờ chỉ còn định nghĩa thế nào là già? Bàn cãi một hồi bài thơ thống nhất: nữ đủ 55, nam đủ 60 tuổi là già (luật)
thông báo gửi ra toàn thế giới (í quên, toàn thể những nơi thơ đang sinh sống)
bài thơ ngồi rung đùi nghĩ đến lúc người ta nháo nhào chạy đi tìm mình mời đi làm
chờ mãi, chờ mãi, chờ mãi mãi...
sau đó bài thơ mới biết người ta có thêm nhiều quy định mới: người có học hàm học vị giữ lại tận dụng học hàm học vị, người có kinh nghiệm quản lý giữ lại tận dụng kinh nghiệm quản lý, người có im lặng giữ lại tận dụng sự im lặng, người có ăn bám giữ lại để tận dụng sự ăn bám... Nói quách ra, ai cũng phải giữ lại vì không ai không cần phải giữ lại. Nếu tìm ra lý do người nào không phải giữ lại thì sẽ không giữ lại. Nếu tìm ra lý do để giữ lại thì người đó phải được giữ lại. Nói chung là sẽ không giữ lại nếu người đó không phải là người cần giữ lại. Người ta tiếp tục ra quy định về những gì chưa cần quy định, nếu có gì cần quy định sẽ ra quy định...
thơ bây giờ suốt ngày âm thầm lẩn thẩn trong nhà. Cuối cùng, nó mới biết rằng người ta không bao giờ già đi cả, họ luôn luôn phải làm việc (gọi là phục vụ) trong cuộc sống tươi đẹp hôm nay. Chỉ tốn tí tiền nhuộm râu & lông (vì răng & tóc rụng hết rồi). Lâu lâu, thơ chỉ khẽ rên lên: đói bụng quá chừng luôn, ông ơi. Nó đi chụp hình (dạo) & viết báo (dạ) đủ để sống (hơi khờ khạo). Có lần đói bụng quá, thơ xỉu. Trong 1 giấc mơ (vì đói quá) nó mơ thêm 2 lần nữa, cả 3 lần mơ nó đều thức dậy (tức là thức dậy rồi thức dậy rồi thức dậy nữa cho đủ 3 lần mơ) trong trại dưỡng lão. Sau 3 lần mơ đó, nó (là nam) đã đủ 60 tuổi, và theo quy định thì hết bài thơ này nó (là nam) sẽ về hưu (luật)

thơ 15

có một bài thơ vì muốn nổi bật, mà dưới đít của nó không có cái lò xo nào để bật. Người ta nói bụng to lò xo thì ngắn. Bài thơ không phải bụng to mà là bụng quá to nên lò xo ngắn đến mức xem như không có lò xo. Vì không có cái lò xo nào để bật nên mấy lần nó thử nhảy bật lên đều rớt xuống cái rật, đau muốn vỡ mật. Nó bèn đi mua trứng chim về ấp, hy vọng ngày nào sẽ nở ra và bay lên như chim
nhưng nó mua nhầm, không phải là trứng của con chim mà là trứng chim của nó, nên không ấp ra đại bàng mà chỉ toàn gà què loẹt quẹt trong sân, chạy nhảy cãi nhau chí choé, rượt nhau suýt té
sau đó nó được người ta giải thích rằng do đô thị hoá, nên bây giờ không có con chim, vì thế làm gì còn trứng của con chim mà chỉ còn toàn trứng chim của nó (hay của một loài vật nào đó). Nở ra không bay được. Nhưng nó không từ bỏ giấc mơ nổi bật. Và thế là nó ấp mãi cho đến khi trứng bị ung. Nó tiếc tiền mua trứng quá, phát điên và nổi loạn. Không nổi bật thì nổi loạn, số phận của bài thơ là phải nổi...
bây giờ nó thấy nhiều người (không phải bài thơ) cũng bị y như nó

Comments

Unknown said…
Cháo chào bác! bác viết hay quá ạ! Cháu cực thích! Cháu cũng có một bạn khá giống bác! bác có cho cháu quen đc ko ạ?
Nếu bác đồng ý, bác nhớ add nick yahoo của cháu nha!
YM!: aptx6879_kid1412@yahoo.com

Popular posts from this blog

Sử dụng gcov để kiểm tra sourcecode

Sau khi hoàn thành source code, trong test phase, có thể chúng ta cần kiểm tra tập test case của chúng ta có coverage tất cả các trường hợp có thể xảy ra hay không, hành động này gọi là test code coverage. Có nhiều tool miễn phí cũng như có phí để thực hiện việc này, nhưng đơn giản nhất là sử dụng công cụ gcov đi kèm trong trình biên dịch gcc. Để đọc chi tiết hơn về gcov, bạn có thể vào http://gcc.gnu.org/onlinedocs/gcc/Gcov.html#Gcov, hoặc tìm kiếm với Google. Sử dụng gcov khá đơn giản, giả sử ta có 3 file a.c, b.c và c.c. Truy cập vào thư mục chứa 3 files này, gõ: gcc -fprofile-arcs -ftest-coverage a.c b.c c.c Mặc định gcc sẽ tạo ra file a.out trong thư mục hiện thời, cùng với 3 file a.gcno, b.gcno và c.gcno. Sau đó bạn chạy file a.out với các parameter cần thiết, sẽ tạo ra thêm 3 file a.gcda, b.gcda và c.gcda. Sau đó, giả sử cần phân tích file b.c, chúng ta gõ: gcov b.c Có hai tham số thường dùng là -b và -f: -b: thêm thông tin về branch trong code. -f: thêm thông tin về hàm. Thông

Getting started with Cryptpad in Ubuntu: step by step

Cryptpad is an open source collaborative editor which is hosted at: https://github.com/cjdelisle/cryptpad It is easy to clone the github repository and start to try, but if you are a newbie, there maybe some difficulties. Suppose that you have a clean Ubuntu machine, and want to try with Cryptpad, you can follow these steps: 1. Download mongodb for Linux: https://www.mongodb.org/downloads 2. Unzip the file you got to a location you want. You will start mongodb from there, or add this directory to your PATH variable so you can start mongodb from anywhere. 3. Suppose that you chose the easier way, i.e start mongodb from its directory. 4. Open Terminal (Ctrl + Alt + T for shortcut), move to the directory of mongodb 5. Type: mkdir db mongod --dbpath=./db These above commands will first, create a directory 'db' insider the directory mongodb, then start mongodb server. 6. Keep the terminal with mongodb server running 7. Open another terminal (Ctrl + Shift +

First post using stackedit

Welcome to StackEdit! Hey! I’m your first Markdown document in StackEdit 1 . Don’t delete me, I’m very helpful! I can be recovered anyway in the Utils tab of the Settings dialog. Documents StackEdit stores your documents in your browser, which means all your documents are automatically saved locally and are accessible offline! Note: StackEdit is accessible offline after the application has been loaded for the first time. Your local documents are not shared between different browsers or computers. Clearing your browser’s data may delete all your local documents! Make sure your documents are synchronized with Google Drive or Dropbox (check out the Synchronization section). Create a document The document panel is accessible using the button in the navigation bar. You can create a new document by clicking New document in the document panel. Switch to another document All your local documents are listed in the document panel. You can switch from one to anoth