Welcome to StackEdit! Hey! I’m your first Markdown document in StackEdit 1 . Don’t delete me, I’m very helpful! I can be recovered anyway in the Utils tab of the Settings dialog. Documents StackEdit stores your documents in your browser, which means all your documents are automatically saved locally and are accessible offline! Note: StackEdit is accessible offline after the application has been loaded for the first time. Your local documents are not shared between different browsers or computers. Clearing your browser’s data may delete all your local documents! Make sure your documents are synchronized with Google Drive or Dropbox (check out the Synchronization section). Create a document The document panel is accessible using the button in the navigation bar. You can create a new document by clicking New document in the document panel. Switch to another document All your local documents are listed in the document panel. You can switch from one to anoth...
thơ 31
có một bài thơ hay nhớ thương về ngôi làng quê hương của nó. Bài thơ nghĩ rằng hồn Việt nằm trong những ngôi làng bình yên rơm rạ đó. Bài thơ day dứt về đường làng ngõ nhỏ, nơi cái giếng thơ “ba gian đầy cả ba gian nắng chiều...” vẫn còn rêu phong gạch phủ. Nơi đình làng còn là chiếc chiếu cho bọn trẻ con quỳ vòng tay cung kính mừng thọ những người già
khi hàng xóm của bài thơ mở rộng nhà để tựa núi nhìn sông hổ ngồi rồng cuộn, tự nhiên bài thơ chảy nước mắt
bài thơ biết rằng làng quê của mình, những con ngõ lát gạch Bát Tràng gập ghềnh sẽ còn gập ghềnh hơn dù vẫn reo vui âm vang tiếng pô xe máy Trung Quốc và tiếng hát karaoke của trai làng đang yêu. Cổng làng có ao rau muống quẫy nước mỗi chiều đi làm đồng về của bài thơ sẽ san lấp đúng theo quy hoạch và tiến độ. Những ngôi nhà hình vòm hình chóp hình ống hình ốm nhách hình cao nghều... kiểu Ba Tư, kiểu Tàu, kiểu La Mã, kiểu lùn lùn nhưng vẫn vui vui... sẽ đan xen tiếp tiếp với nhau. Ngôi làng sẽ mang tầm nhìn đến 20 năm sau và sau sau nữa. Lễ hội được mùa của làng sẽ rước kiệu đi giữa hai hàng bê tông chạm hoa sen của Hy Lạp làm sân khấu, có chiếu đèn lade của Pháp...
bài thơ tìm mãi chả còn một người nông dân nào (tức là người ọ trâu và dắt trâu ra đồng từ sớm, trưa về ngã mình lên chõng tre uống bát nước vối và không bao giờ nói chuyện lừa nhau hay cho nhau xuống bùn). Bây giờ bài thơ chỉ toàn thấy những người làm nông nghiệp (vì đất ruộng sình vẫn còn đó và đô thị hoá thì đang còn bỏ ngỏ). Những người này rải nhớt thải xuống ao cho rau có màu xanh, xịt thuốc tăng trưởng cho bắp cải mau lên chợ phố, bôi phẩm màu lên heo chết vì bị mắc dịch... chứ không “tát ánh trăng vàng” làm gì vì không ra tiền
và cũng do không có tiền nên trẻ con bây giờ hay cãi lại bố mẹ vì không xin được tiền đóng học phí hay chơi game. Bài thơ buồn buồn viết một bài thơ về việc “tôi sinh ra ở nông thôn, mẹ tôi là một nông dân...”, nhưng người ta giải thích cho bài thơ đây là vấn đề vĩ mô, về sự đan xen vật thể và phi vật thể, sự chồng lấn giữa các cấu trúc gì gì đó trong quá trình phát triển... mà bài thơ không hiểu nên không làm thơ được
đêm bài thơ nằm ngủ thấy linh hồn của mình bay đi đâu mất, giống như ngôi làng tuổi nhỏ của bài thơ đã bỏ đi đâu chơi. Bài thơ muốn làm thơ về vần ơi này nhưng lại thấy chơi vơi, thế là lại thôi (vần ôi). Nhưng viết về vần ôi thì bài thơ lại sợ mất gói xôi, vì thực ra người ta chỉ coi bài thơ như thằng Bờm mà thôi...
bây giờ bài thơ không nói chuyện vần vèo nữa
thơ 32
có một bài thơ làm thơ cũng khá nhiều, nhiều cái viết bị lặp lại. Như bây giờ bài thơ muốn viết một bài thơ về người nông dân (không phải người làm nông nghiệp), nhưng xem ra người ta viết nát tan rồi, ví như khi Quang Trung cưỡi voi thì người xông lên phía trước, khi Quang Trung lên ngôi thì người trở về làng cày tiếp khoảnh ruộng xưa... Chính ở đám đông vô danh không ghi vào sử sách ấy, người ta tha hồ làm sử, tha hồ cày nát tưởng tượng của mình. Bây giờ làm thơ thì bài thơ phải lật mặt nạ của những hiệp sĩ, mà bài thơ không bao giờ làm nổi. Vì thế, bài thơ chỉ đi về làng chơi, kiếm chén rượu gạo xả stress thôi chứ không dám thơ phú gì...
bài thơ gặp uống rượu với 8 người (vậy cũng vui, chứ ở thành phố bài thơ chỉ uống rượu với 1 người vì ai cũng uống rượu để bàn chuyện riêng, hay bàn chuyện sau lưng người nào đó)
người nông dân 1: cống hiến nhiều nhất
người nông dân 2: hy sinh lớn nhất
người nông dân 3: hưởng thụ ít nhất
người nông dân 4: được giúp đỡ ít nhất
người nông dân 5: đè nén thảm nhất
người nông dân 6: bị tước đoạt nặng nề nhất
người nông dân 7: cam chịu lâu nhất
người nông dân 8 (đến đây bài thơ mệt quá, xin thôi nghe, nhưng không được): là người tha thứ cao cả nhất
nghe xong bài thơ càng stress thêm. Vì thế sau đó bài thơ cũng ít về làng chơi, mỗi lần muốn xả stress, bài thơ đi mát xa đâu đó ở gần nhà, xong xoa tí dầu Con Ó xanh rồi về với vợ
thơ 33
có một bài thơ phải tăng ca kiếm thêm, đi làm về khuya, ngang qua một nghĩa địa. Trong bóng tối, những ngôi mộ xám xám mờ mờ... Bài thơ thấy một cô gái mặc áo trắng, hiện lên sau một ngôi mộ, ngoắc bài thơ: anh ơi đến mả em. Nhìn quanh, bài thơ thấy một cô gái mặc áo trắng khác, hiện sau một ngôi mộ khác, cũng ngoắc: anh ơi đến mả em. Bài thơ rùng mình, tưởng mình nhìn lầm thì thấy các cô gái còn cười với bài thơ nữa. Bài thơ biết mình không phải nhà ngoại cảm (vì bài thơ có tu luyện gì đâu, thỉnh thoảng còn nói bậy) làm sao nhìn được cõi âm, nhưng các cô gái cứ thay nhau xuất hiện và mời, ngoắc bài thơ làm bài thơ cũng sợ
một bức tường đổ, dăm bụi cỏ hoang...
vì nhà bài thơ ở gần khu giải toả nên mấy chuyện tường đổ, cỏ hoang là chuyện ruồi. Bài thơ bớt sợ và bước lại gần một cô gái. Hoá ra cô còn rất trẻ, khoảng 21, 22 tuổi gì đó, cười khoe hàm răng rất đẹp và mặc chiếc áo thun 2 dây màu trắng. Cô gái nắm tay bài thơ lôi tuột ra sau một tấm bia, bóc gói đậu phộng và rót bia tràn ra một chiếc ly nhựa có quai. Cô gái đập một chiếc khăn lau mặt cho bài thơ. Bài thơ vòng ra trước tấm bia, bật quẹt nhìn: Mềm Nhuyễn Thị Hương Hoa, hưởng dương 21 tuổi. Lúc này bài thơ mới hiểu và kinh hoàng vùng thoát khỏi vòng tay cô gái. Cô gái kêu toáng lên, bài thơ càng chạy càng nghe cô gái kêu, anh chưa trả tiền cho em anh chưa trả tiền cho em... Bài thơ hoàn hồn, biết không phải ma nên dừng lại trả tiền bia, đậu phộng da cá, khăn lạnh đầy đủ
sáng dậy bài thơ thấy bao nhiêu tiền còn lại trong bóp của mình hoá vàng hết cả (không phải bị móc bóp). Từ đó bài thơ không bao giờ nhắc đến chuyện tiền, vì tiền của bài thơ cũng giống như tiền âm phủ mà thôi
Comments