Welcome to StackEdit! Hey! I’m your first Markdown document in StackEdit 1 . Don’t delete me, I’m very helpful! I can be recovered anyway in the Utils tab of the Settings dialog. Documents StackEdit stores your documents in your browser, which means all your documents are automatically saved locally and are accessible offline! Note: StackEdit is accessible offline after the application has been loaded for the first time. Your local documents are not shared between different browsers or computers. Clearing your browser’s data may delete all your local documents! Make sure your documents are synchronized with Google Drive or Dropbox (check out the Synchronization section). Create a document The document panel is accessible using the button in the navigation bar. You can create a new document by clicking New document in the document panel. Switch to another document All your local documents are listed in the document panel. You can switch from one to anoth...
Abe Kobo (1924 - 1993)
Abe Kobo (An Bộ Công Phòng) là một gương mặt quan trọng trong nền văn học hiện đại Nhật Bản. Ông sinh năm 1924 tại Tokyo và mất năm 1993. Từng tốt nghiệp đại học Tokyo chuyên ngành y học nhưng ông từ bỏ nghề bác sĩ mà chuyên tâm vào viết lách văn chương, gặt hái được nhiều thành công lớn. Tiếng tăm và ảnh hưởng của Abe Kobo không chỉ giới hạn trong nền văn học Nhật Bản mà còn vươn xa đến tầm quốc tế. Các tác phẩm của ông ngay từ lúc còn sinh thời đã đạt nhiều giải thưởng quan trọng trong nước và quốc tế. Năm Chiêu Hoà thứ 26 (1951), tác phẩm Bức tường (Kabe) nhận được giải thưởng Akutagawa. Tác phẩm Người đàn bà trong cồn cát [1] (Suna no onna) in năm 1962 đã nhận được giải “Độc mãi văn học thưởng”, và cùng năm đó được nhận giải tác phẩm văn học nước ngoài ưu tú nhất của Pháp... Ngoài ra, ông còn một loạt tác phẩm quan trọng khác như Gương mặt tha nhân [2] (Tanin no Kao), Con thuyền Sakura, Người hộp... và nhiều truyện ngắn có giá trị khác.
Truyện ngắn “Trăng cười” sau đây được dịch từ nguyên tác Nhật ngữ “Warau Tsuki”, trong tuyển tập truyện ngắn cùng tên tái bản lần thứ 24 do nhà xuất bản Shin chou sha (Tân Triều Xã) ấn hành năm 2001. Truyện ngắn này cho chúng ta thấy rất rõ dấu vết của những phân tích y học đã ảnh hưởng vào phong cách viết văn của Abe Kobo ra sao. Dường như nó là một đoản thiên tùy bút nhàn đàm hơn là một truyện ngắn.
TRĂNG CƯỜI
Trong tầm kinh nghiệm của tôi thì một giấc mơ dù vui vẻ đến đâu cũng không bao giờ trở thành hiện thực vui vẻ đến vậy. Nhưng trái lại, tôi thấy rằng những cơn ác mộng, trong nhiều trường hợp, lại dự báo một nỗi hãi sợ bất an trong hiện thực còn nhiều hơn thế.
Như trường hợp của tôi chẳng hạn. Trong một giấc mơ sâu thẳm quen thuộc nhất đã ám ảnh tôi không biết bao nhiêu lần, đó là cơn ác mộng có một mặt trăng cười xua đuổi tôi. Tôi nghĩ rằng lần đầu tiên tôi gặp cơn ác mộng này là vào thời tiểu học. Nỗi sợ hãi ám ảnh tôi nhiều ngày sau đó, đến mức khi đêm xuống, cứ nghĩ đến chuyện phải đi ngủ là tôi lại cuống cuồng lo sợ. Tôi nhớ không được chính xác lắm, nhưng thường thì cứ một chu kỳ khoảng nửa năm đến một năm, cơn ác mộng mặt trăng cười lại đến viếng thăm tôi. Lần cuối cùng là khoảng chừng mười năm trước.
Ba mươi năm đã trôi qua, nỗi sợ hãi về cơn ác mộng mặt trăng cười vẫn theo đuổi tôi liên tục.
Là như thế này. Lơ lửng trên mặt đất khoảng ba mét, một vầng trăng tròn màu cam, đường kính khoảng một mét rưỡi, chầm chậm đuổi theo tôi. Nhìn nghiêng, gương mặt nó giống như nhãn hiệu của loại xà bông Hoa Vương[3]. Nó cho tôi cảm giác như một cái môi rách rưới kéo dài đến tận mang tai của một con quái vật vô tình. Thêm vào đó, nó còn phát ra một thanh âm nữa. Nói theo hình ảnh bây giờ, thì thanh âm đó giống như tiếng rù rì máy móc của thanh điện tử đượcsử dụng trong các bộ phim khoa học giả tưởng. Tôi chạy vòng vòng theo con đường mòn xa lạ. Cuối cùng tôi chạy đến mái hiên nhà. Khi luồn tay ra sau đóng cửa lại, tôi có cảm giác ghê tởm rằng một phần của mặt trăng bị kẹt cứng vào cánh cửa đã đóng kín. Và tôi thức dậy.
Không biết tại sao tôi lại hãi sợ hình ảnh mặt trăng đó đến vậy. Tôi sợ gì chứ nhỉ? Một gương mặt cười, một tiếng động rù rà rù rì hay cảm giác sợ bị tóm gọn nơi cánh cửa đã đóng lại đằng sau. Gương mặt cười thì quả là đáng sợ rồi. Khi ngẫm nghĩ, tôi thấy hình ảnh mặt trăng cười có lẽ giống với hình quân bài Joker trong bộ bài tây hơn là giống với nhãn hiệu xà bông Hoa Vương. Dù vậy, gương mặt đó cũng tương xứng với cảm giác hãi sợ đấy chứ. Ây dà, đáng lẽ mình phải nghĩ ra chính cái sự xua đuổi mới là điều đáng sợ chứ nhỉ. Tôi có cảm giác rằng đầu tiên chỉ là nỗi sợ hãi bị truy đuổi mà thôi. Về sau thì nỗi hãi sợ đó mới hiện hình ra thành hình ảnh mặt trăng cười. Nhưng cứ cho đây đơn thuần chỉ là giấc mơ về nỗi hãi sợ quái vật, thì con quái vật có mấy chục cái sừng có vảy trên đầu mà tôi đã nhìn thấy vào lúc nào đó mới đầy đủ sức mạnh tấn công hơn chứ nhỉ?
Chắc có lẽ là chính cái tâm lý hãi sợ được tạo thành trong khi ngủ đã phóng chiếu ra thành hình ảnh mặt trăng cười trên phông nền của giấc mơ. Chỉ có điều tôi không hiểu tại sao ảnh tượng cực hạn của nỗi sợ lại là hình ảnh mặt trăng cười. Có lẽ không có lý do nào chăng? Nếu gặp một con quái vật có vảy trong đời thì tôi cũng đã sợ rồi, nhưng nỗi sợ hình ảnh mặt trăng cười ám ảnh đến mức tôi nhìn đóa khô vĩ thảo cũng tưởng là nó và giật mình hãi sợ. Phải chăng chúng ta nên giải thích giấc mơ như là giấc mơ thôi. Còn việc phán đoán ý nghĩa của giấc mơ như trên thật chẳng có gì là thú vị.
Khi tôi ngước mắt lên nhìn bầu trời đêm, hình ảnh những ngôi sao phản chiếu trong tầm mắt ta, trong nhiều trường hợp nó điều chỉnh ánh mắt, làm cho ta không thấy được chúng nữa. Và ngược lại khi ta nheo mắt, hình ảnh của chúng lại quay về trong tầm mắt ta. Đó là hiện tượng phân chia cơ năng giữa bộ phận trung tâm của cương mô với vùng ngoại vi. Tôi cho rằng mối quan hệ giữa giấc mơ và hiện thực cũng giống như thế. Hiện thực được nắm bắt một cách rõ ràng nhờ vào phần trung tâm của ý thức, còn giấc mơ chỉ được nắm bắt ở vùng ngoại vi. Chính nhờ việc nắm bắt ở vùng trung tâm mà chúng ta không làm mất dấu đi bản chất của hiện tượng.
Nếu diễn dịch lại bằng ngôn ngữ khi ta tỉnh thức thì việc giải thích giấc mơ theo như cách hiểu của con người chúng ta đã làm ta hiểu sai đi ý nghĩa thực sự của nó. Và chúng ta nên xét đoán giấc mơ như là chính giấc mơ mà thôi.
Trước đây, không nhớ chính xác là vào lúc nào nữa, tôi có đọc được một bài báo rất thú vị giải thích giấc ngủ của chúng ta.
Nếu tôi nhớ không lầm thì người ta đã đưa ra một cách giải thích là tế bào thần kinh của đại não là khí cụ phát quang và khi chúng ta ngủ thì ánh sáng tắt đi. Hình như lượng phát quang của đại não là nhất định và để duy trì sự sống khi ta ngủ thì chỉ có một bộ phận nào đó tắt ánh sáng đi thôi còn các bộ phận khác vẫn phát quang theo tỉ lệ nghịch. Vùng tối càng mở rộng thì vùng sáng càng tập trung và sáng hơn. Và ngay khi đại não dần tỉnh thức thì vùng sáng chỉ còn lại một điểm và vùng tối lại càng sâu dày hơn. Khi chúng ta ngủ lại thì điểm sáng tập trung đó lại khuyếch tán dần ra và toàn não bộ chúng ta được bao bọc trong một làn ánh sáng mờ nhạt.
Mặt khác não bộ chúng ta cũng có hai trạng thái tương ứng nhau giữa khi ngủ và khi chúng ta tỉnh thức. Nhưng dường như là nếu chúng ta thức quá lâu và tập trung quá độ thì não bộ chúng ta không thể duy trì lượng phát sáng ra toàn thể được. Aùnh sáng ngập tràn não bộ sẽ dần dần thẩm thấu ra vùng ngoại vi và chúng ta sẽ rơi vào trạng thái gần như là ngủ gật. Và nếu chúng ta càng tập trung tinh thần bao nhiêu thì chúng ta sẽ càng đạt đến gần trạng thái ngủ bấy nhiêu.
Mặc dù giấc mơ xảy ra ở vùng ngoại vi của ý thức nhưng chúng ta không thể nào xem thường nó được. Bởi chính sự linh hoạt của tư tưởng được tiến hành ở vùng ngoại vi của ý thức. Kinh nghiệm của tôi cho thấy rằng khi có nhiều sức ép của công việc khiến tinh thần càng phải năng động bao nhiêu thì chúng ta càng ngủ mơ nhiều bấy nhiêu. Không chỉ số lần ngủ mơ tăng lên mà nội dung của giấc mơ cũng phức tạp lên nhiều, trở nên rõ ràng cụ thể tới từng chi tiết nhỏ nhất. Và những ý tưởng của chúng ta do đó cũng được thăng hoa bay bổng. Nhưng dù chúng ta cố gắng suy tư theo ý thức thông thường đến đâu đi nữa chúng ta cũng không bao giờ hiểu được. Bởi giấc mơ đi lang thang ở vùng ngoài của ý thức. Giấc mơ chính là tác phẩm của chính những ý tưởng chúng ta.
Có lẽ giấc mơ chính là ý thức bổ sung dưới dạng tiềm thức chăng? Hay giấc mơ chính là quyển tập sáng tác liên tục được ghi dưới vùng tiềm thức nhỉ? Tuy nhiên những điều kỳ quái trong giấc mơ rồi cũng nhợt nhạt đi trong ánh sáng ngày, màu sắc rồi cũng bắt đầu bị biến chất đi. Nếu như chúng ta có ý định sử dụng chúng thì hãy chế biến chất liệu này khi chúng còn tươi mới. Vì thế mà một vài năm sau này, tôi luôn mang theo một cái máy ghi âm gối đầu giường để có thể ghi lại ngay những giấc mơ của mình.
Như vậy, hình ảnh trong tâm can tôi không phải là kích thước, hay bản chất của mặt trăng cười mà chỉ là hình ảnh trăng cười mà thôi.
_________________________
[1]Bản dịch tiếng Việt của Vũ Tuấn Khanh và Giang Hà Vị, Nxb Văn học, tái bản năm 1999. Một vài ý tưởng của tác phẩm quan trọng này đã được chúng tôi phác họa trong bài viết "Người đàn bà trong cồn cát và thảm kịch nhân sinh" đã đăng tải trên trang mạng evan.com.vn
[2]Bản dịch tiếng Việt của Phạm Mạnh Hùng dịch từ bản tiếng Nga, Nxb Đà Nẵng và Thanh Hoá, 1986.
[3]Xa bông Hoa Vương (Kaou sekken) là một loại xà bông rất nổi tiếng ở Nhật Bản. Logo của loại xà bông này là hình ảnh một vầng trăng khuyết, giống như gương mặt cười nhìn nghiêng.
Comments