Skip to main content

First post using stackedit

Welcome to StackEdit! Hey! I’m your first Markdown document in StackEdit 1 . Don’t delete me, I’m very helpful! I can be recovered anyway in the Utils tab of the Settings dialog. Documents StackEdit stores your documents in your browser, which means all your documents are automatically saved locally and are accessible offline! Note: StackEdit is accessible offline after the application has been loaded for the first time. Your local documents are not shared between different browsers or computers. Clearing your browser’s data may delete all your local documents! Make sure your documents are synchronized with Google Drive or Dropbox (check out the Synchronization section). Create a document The document panel is accessible using the button in the navigation bar. You can create a new document by clicking New document in the document panel. Switch to another document All your local documents are listed in the document panel. You can switch from one to anoth

Can poetry matter

Dana Gioia
(1950 - )


LTS: Thuyền lớn, sóng lớn. Một nền thơ lớn tạo nên những vấn đề lớn. và để nhìn ra, phải có người viết có tầm vóc. Bài viết như bản cáo trạng và câu chuyện kể về một nền thơ. Giống như một cuốn sách đặc biệt, "Người Trung Quốc Xấu Xí" của Bá Dương chẳng hạn, phải được viết bởi một con người đặc biệt. Nhưng phải có một nền văn hóa như thế nào, một môi trường sinh hoạt trong sáng và thẳng thắn như thế nào, mới có được những phát biểu, thể hiện sự can đảm và lòng công chính, bởi là một nhà thơ, nếu không dám nói những điều muốn nói, không vượt qua được những thành kiến và lề thói, thì làm sao gọi là sáng tạo, xứng đáng là tiếng nói chứng thực sự hiện hữu của con người?

Thơ Mỹ hiện nay thuộc về một nhóm văn hóa

Không còn là một phần trong dòng chính của đời sống nghệ sĩ và trí thức, nó biến thành nghề chuyên môn của một nhóm tương đối nhỏ và cô lập. Những hoạt động điên cuồng của họ ít khi nào lọt ra ngoài vòng khép kín của nhóm. Như một nhà thơ có hạng không thể không có địa vị xã hội. Như những ông cha ở một thị trấn đầy người bất khả tri luận, họ vẫn còn đôi chút đặc vị sót lại. Nhưng, như một nghệ sĩ cá biệt thì họ gần như vô hình.

Điều ngạc nhiên, riêng cho trường hợp các nhà thơ đương đại, là nó xảy ra ngay vào lúc có sự mở rộng không tiền khoáng hậu của nghệthuật thơ. Chưa bao giờ có nhiều tập thơ mới, tuyển tập hay tạp chí văn học được xuất bản như hiện giờ. Từ xưa đến nay không một nhà thơ nào có thể sinh sống dễ dàng được như là một nhà thơ. Hiện nay có khoảng vài ngàn giáo chức văn khoa cho trình độ đại học, và nhiều hơn nữa cho các lớp đệ nhị và đệ nhất cấp trung học. Quốc hội đã thành lập chức vị nhà thơ danh dự, như hai mươi lăm tiểu bang khác đã có. Chúng ta cũng có thể tìm ra nhiều mạng lưới trợ cấp công cộng phức tạp dành cho nhà thơ, bởi liên bang, tiểu bang, tổ chức địa phương, và nhiều hơn nữa dưới hình thức học bổng của cơ quan từ thiện, tặng thưởng, và những trợ cấp cứu tế. Từ xưa đến nay chưa bao giờ có nhiều phê bình về thơ đương đại được viết ra; nó chiếm khoảng chục bản tin văn học và các tạp chí chuyên nghành.

Sự nảy nở của thơ mới và các chương trình thơ vô cùng kinh ngạc so với bất cứ lượng đo lịch sử nào khác. Khoảng dưới một ngàn tuyển tập mới về thơ được xuất bản mỗi năm, thêm vào đó, vô số thơ mới đăng trên các tạp chí lớn nhỏ. Không ai biết con số các buổi đọc thơ mỗi năm là bao nhiêu, nhưng chắc chắn, con số ấy lên đến cả chục ngàn. Và hiện nay có khoảng hai trăm chương trình văn khoa cao học tại Hoa kỳ, và hơn một ngàn chương trình văn khoa đại học. Với trung bình mười sinh viên cho mỗi chương trình cao học, chỉ riêng những chương trình này thôi, sẽ sản xuất khoảng hai mươi ngàn nhà thơ có bằng cấp trong thập niên tới. Từ những xác suất đó, có thể dễ dàng kết luận được, chúng ta đang sống trong thời đại vàng son của thi ca Mỹ.

Nhưng sự bùng nổ này của thơ lại là một hiện tượng hạn chế đến nguy khốn. Nhiều thập niên với công, tư tài trợ đã tạo nên một giai cấp chuyên nghiệp để sản xuất và tiếp nhận thơ mới, gồm có hàng ngũ các giáo sư, sinh viên cao học, chủ bút, nhà xuất bản, và các nhà quản trị. Hầu hết dựa vào những viện đại học, các nhóm này dần dần biến thành độc giả chủ yếu của thơ đương đại. Hậu quả là năng lực thơ Mỹ, đã hướng ngoại, giờ ngày càng hướng nội nhiều hơn. Tên tuổi được tạo ra và giải thưởng được chia chác trong vòng nhóm văn hóa thơ. Để phù hợp với định nghĩa của Russell Jacoby về tên tuổi hàn lâm đương đại trong The Last Intellectuals, nhà thơ "nổi tiếng" là một người chỉ nổi tiếng với các nhà thơ khác mà thôi. Nhưng, số lượng nhà thơ đó đủ để biến tiếng tăm địa phương ấy tương đối thành quan trọng. Cách đây không mấy lâu, câu "chỉ có nhà thơ mới đọc thơ" được dùng như một lời phê bình chê trách. Hiện nay, đó là một chiến lược thương mại đã được trắc nghiệm.

Tình trạng này đã thành nghịch lý, một bí ẩn Zen về văn hóa xã hội học. Quá nửa thế kỷ, trong khi lớp độc giả chuyên nghiệp về thơ Mỹ ngày càng bành trướng, lớp người đọc thơ bình thường lại giảm đi. Hơn nữa, những đầu máy dẫn dắt đến thành công hàn lâm cho thơ - sự bùng nổ của các chương trình văn khoa, sự sinh sôi nảy nở của các tạp chí và nhà xuất bản được tài trợ, nghề nghiệp văn khoa xuất hiện, và văn học Mỹ thiên cư vào viện đại học - đã vô tình đóng góp thêm vào sự biến mất của nó ở công chúng.

Thế giới riêng

Đối với một độc giả bình thường, cái mệnh đề, số độc giả của thơ đang suy giảm, hình như tự chứng minh. Đó là dấu hiệu cô lập hiện nay của nghệ thuật thơ mà trong nhóm văn hóa, những khái niệm như vậy thường bị loại bỏ. Như các nhà đại diện hội đồng thương mại đến từ Parnassus, những người quảng cáo cho thơ thường đưa ra những con số cảm động về sức tăng trưởng của xuất bản, chương trình, và số lượng giáo sư. Đưa ra những con số thống kê tức cười về sự bành trướng cụ thể của thơ, làm sao chúng ta có thể trưng ra, ảnh hưởng trí thức và tinh thần của nó đã xói mòn? Chúng ta không thể dễ dàng sắp xếp các con số, nhưng với bất cứ nhà quan sát vô tư nào cũng thấy, bằng chứng hiển nhiên trong thế giới tư tưởng và văn chương không làm sao thoát khỏi.

Báo chí hàng ngày không còn điểm thơ nữa. Thật vậy, có rất ít bài đăng tải về thơ hay về các nhà thơ trên báo chí nói chung. Từ năm 1984 cho đến năm nay (1991) giải National Book Award đã bỏ thể loại thơ. Các nhà phê bình dẫn đầu cũng hiếm khi nào điểm thơ. Không có người nào bình luận ngoại trừ các nhà thơ khác. Gần như không có tuyển tập thơ đương đại nào được phổ biến ngoại trừ những thứ như Norton Anthology cho giới độc giả hàn lâm. Tóm lại, hình như phần lớn độc giả của đủ loại tiểu thuyết có giá trị không chú ý mấy đến thơ. Một độc giả quen thuộc với những tác phẩm của Joyce Carol Oates, John Updike, hay John Barth có thể không nhận ra tên của Gwendolyn Brooks, Gary Snyder, và W.D. Snodgrass.

Chúng ta có thể thấy rõ chỗ đứng nhỏ nhoi hiện giờ của thơ bằng cách đọc bản tường trình trên The New York Times. Thơ hoàn toàn không bao giờ được điểm trong ấn bản hàng ngày, thỉnh thoảng vài cuốn thơ mới được bàn đến trong số ra ngày Chủ nhật Book Review, nhưng hầu như lúc nào cũng điểm chung một nhóm ba cuốn trở lên. Trong khi một cuốn sách mới hay tự truyện thường được điểm trong khoảng thời gian phát hành, một tuyển tập mới của một nhà thơ quan trọng như Donald Hall hay David Ignatow có thể phải đợi cả năm mới được chú ý đến. Có khi nó không bao giờ được bình luận đến. The Flying Change của Henry Taylor, sau khi nó đoạt giải Pulitzer. Transparent Gestures của Rodney Jones, mấy tháng sau khi nó đoạt giải National Book Critics Circle Award. Thomas and Beulah của Rita Dove, đoạt giải Pulitzer không hề được tờ Times điểm tới.

Bình luận thơ cũng không mấy tốt đẹp hơn ở những chỗ khác, và thường thì còn tệ hơn thế nữa. Trường hợp The New York Times chỉ để phản ánh cái ý kiến rằng mặc dù có một số lượng thơ rất lớn, không có bài thơ nào quan trọng đối với độc giả, nhà xuất bản, hay nhà quảng cáo - bất cứ ai - ngoại trừ các nhà thơ khác. Đối với phần lớn báo và tạp chí, thơ đã biến thành sự trao đổi văn học, chủ ý để được chấp nhận nhiều hơn là để đọc. Hầu hết các chủ bút đăng thơ và điểm thơ như một trại chủ Montana giàu có nuôi vài con bò mộng - không phải để ăn thịt giống bò đang bị tuyệt chủng mà bày ra đấy như thể đang gia ơn cho truyền thống.

Thơ dần biến mất như thế nào?

Những tranh luận về sự quan trọng văn hóa của thơ bị suy thoái không có gì là mới. Trong văn học Mỹ, điều này đã được ghi nhận từ thế kỷ thứ mười chín. Những cuộc tranh biện hiện đại có thể được xem là bắt đầu từ năm 1984, khi Edmund Wilson xuất bản lần thứ nhất bài tranh luận "Is Verse a Dying Technique?" (Thơ là một kỹ thuật đang chết?) Quan sát lịch sử văn học, Wilson ghi nhận rằng vai trò của thơ đã hẹp dần kể từ thế kỷ thứ mười tám. Nói riêng thì sự nhấn mạnh vào cường độ của chủ nghĩa Lãng mạn đã làm cho thơ, hình như biến thành "nhất thời và cực tinh" đến độ nó thu nhỏ thành sự truyền đạt của loại thơ trữ tình. Trong khi thơ - trước đó đã từng được dùng để phổ biến truyện kể, châm biếm, bi kịch, kể cả lịch sử và sự suy đoán khoa học - thu lại trong thơ trữ tình, và văn xuôi lấn chiếm phần lớn địa hạt văn học của thơ. Một nhà văn có tham vọng thì không có lựa chọn nào khác ngoại trừ văn xuôi. Tương lai của một nền văn học lớn, Wilson suy luận, gần như hoàn toàn tùy thuộc vào văn xuôi.

Wilson là một nhà phân tích có khả năng về các khuynh hướng văn học. Sự thẩm định dè dặt của ông về chỗ đứng của thơ trong văn học hiện đại thường bị tấn công, có giá trị quá nửa thế kỷ nay, và chưa bao giờ bị bác bỏ. Tranh luận của ông đặt ra lề luật căn bản cho lớp người biện giải sau này của thi ca đương đại. Nó cũng mang lại điểm khởi đầu cho những người bài trừ thánh tượng, từ Delmore Schwartz cho đến Christopher Clausen. Một trong những người theo khuynh hướng xét lại nổi tiếng gần đây nhất là Joseph Epstein với bài phê bình châm chọc năm 1988 "Who Killed Poetry?" (Ai đã giết thơ?) xuất hiện đầu tiên trên Commentary và được in lại trong phần thảo luận gay gắt quá mức của AWP Chronicle (một tạp chí của Associated Writing Program). Không phải vô tình mà tựa bài của Epstein đã tỏ lòng tôn kính gấp hai cho tiểu luận của Wilson - trước tiên là nhại đùa hình thức tra vấn cái tựa của bài tiểu luận, thứ hai là ẩn dụ về sự chết chóc của nó.

Chủ yếu bài viết của Epstein là cập nhật hóa tranh luận của Wilson, nhưng với những khác biệt quan trọng. Trong khi Wilson để ý đến sự suy thoái địa vị văn học của thơ như một tiến trình từ từ qua ba thế kỷ, Epstein chỉ chú trọng đến vài thập niên vừa qua. Ông đối chiếu những thành tích quan trọng của nhóm Hiện đại - thế hệ của Eliot và Stevens đã dẫn thơ từ thời hấp hối của Lãng mạn đi vào thế kỷ hai mươi - với thứ mà ông nghĩ là thành tích nhỏ nhặt của các nhà thơ hiện nay. Epteisn cho rằng, nhà Hiện đại là một nghệ sĩ hoạt động với cái nhìn văn hóa rộng rãi. Các nhà văn đương đại là "nhà thơ chuyên nghiệp," người hoạt động trong thế giới khép kín của đại học. Wilson đổ tình thế của thơ do bởi các lực lịch sử; Epstein buộc tội chính các nhà thơ và các cơ quan mà họ đã giúp một tay thiết lập, nhất là các chương trình văn khoa. Là một nhà tranh luận sáng suốt, Epstein cố tình mượn bài tiểu luận của ông để thiêu đốt, và quả thật, nó châm ngòi cho phê bình bùng nổ. Không có bài tiểu luận nào gần đây về thơ Mỹ lại tạo được nhiều phản ứng như thế trong các tạp chí văn chương. Và chắc chắn, không có bài nào có nhiều chỉ trích phủ nhận dữ dội đến từ các nhà thơ. Đến nay, có ít nhất là ba mươi nhà văn đã viết bài trả lời. Nhà thơ Henry Taylor đã đăng hai bài bác bỏ.

Nhà thơ thì mẫn cảm rất đúng đối với tranh luận cho rằng thơ đã thoái hóa trong sự quan trọng của văn chương, vì các nhà báo và bình luận thường dùng những tranh luận như thế để giản dị cho rằng thơ đương đại không còn thích ứng nữa. Thông thường thì một nhà phê bình biết càng ít về thơ, họ càng dễ loại bỏ nó hơn. Đấy không phải tình cờ, tôi nghĩ, mà cả hai bài tiểu luận rất đáng tin về chỗ đứng của thơ, được viết bởi hai nhà phê bình tiểu thuyết xuất sắc, cả hai chưa viết gì nhiều về thơ đương đại. Quá sớm để đánh giá sự chính xác trong bài tiểu luận của Epstein, nhưng một nhà văn học sử sẽ nhận ra thời điểm mỉa mai trong bài viết. Trong khi Wilson chấm dứt bài tiểu luận nổi tiếng của mình, Robert Frost, Wallace Stevens, T. S. Eliot, Ezra Pound, Marianne Moore, e. e. Cummings, Robinson Jeffers, H. D. (Hilda Doolittle), Robert Graves, W. H. Auden, Archibald MacLeish, Basil Bunting, và nhiều người khác đang sáng tác những bài thơ hay nhất, những bài thơ bao gồm cả lịch sử, chính trị, kinh tế, tôn giáo, và triết học, nằm trong thứ văn chương toàn nhất của lịch sử ngôn ngữ. Cùng lúc đó, một thế hệ mới, trong đó có Robert Lowell, Elizabeth Bishop, Philip Larkin, Randall Jarrell, Dylan Thomas, A. D. Hope, và nhiều người khác, vừa mới đặt chân vào miền đất xuất bản. Về sau, chính Wilson đã nhìn nhận là sự xuất hiện của một nhà thơ đa tài nhiều tham vọng như Auden, đối nghịch với nhiều điểm trong bài tranh luận của ông. Nhưng nếu những tiên đoán của Wilson có khi không chính xác, ý kiến của ông về trường hợp chung chung của thơ thì tinh xảo đến độ ngã lòng. Mặc dù những bài thơ lớn được tiếp tục viết ra, thơ đã thoái lui ra khỏi trung tâm của đời sống văn học. Dù được ủng hộ bởi một nhóm trung thành, thơ đã mất đi lòng tự tin rằng nó vẫn phát biểu cho và vì một nền văn hóa phổ quát.

Bên trong nhóm văn hóa

Chúng ta thấy được bằng chứng hiện trạng suy đồi của thơ ngay cả ở trong nhóm văn hóa. Những nghi thức xác thực của thế giới thơ - các buổi đọc thơ, tạp chí nhỏ, các buổi tập làm thơ, và đại hội - tự giới hạn đến độ kinh ngạc. Thí dụ, tại sao hiếm khi nào thơ hòa trộn với âm nhạc, vũ, hay kịch? Hầu hết các buổi đọc thơ, chương trình chỉ gồm có thơ mà thôi - và thường chỉ có thơ của tác giả đêm đó. Bốn mươi năm về trước, khi Dylan Thomas đọc thơ, ông bỏ ra nửa buổi để đọc thơ của các tác giả khác. Mặc dù không phải là người tự làm lu mờ mình đi, ông chỉ khiêm tốn trước nghệ thuật. Ngày nay, hầu hết các buổi đọc thơ toàn là tán tụng cái tôi của tác giả nhiều hơn là cho thơ. Chẳng trách khán giả ở những buổi như thế thường chỉ có các nhà thơ, sẽ-là-nhà thơ, và bạn bè của tác giả.

Có khoảng vài tá tạp chí hiện nay chỉ đăng thơ. Họ không đăng các bài phê bình văn chương, hết trang này đến trang kia toàn là những bài thơ mới chưa ráo mực. Đến nỗi tim cũng phải lắng xuống xót xa khi thấy quá nhiều bài thơ chen lấn chật chội, như bọn di dân lậu dưới buồng lái tàu. Rất dễ để người ta bỏ sót một bài thơ sáng sủa giữa những bài tăm tối. Chúng ta phải lấy hết sức mới đọc hết những tạp chí nhỏ này với sự cởi mở và chú tâm. Chỉ có vài người chịu khó làm như thế, thường thì ngay cả người cộng sự với những tạp chí ấy cũng không làm thế. Sự lãnh đạm đối với thơ trong truyền thông đại chúng đã tạo nên một quái vật đối nghịch - những tạp chí yêu mến thơ nhưng lại quá thiếu khôn ngoan.

Cho đến khoảng ba mươi năm trước đây, thơ xuất hiện trên những tạp chí đủ mọi đề tài dành cho lớp độc giả không chuyên nghiệp. Thơ tranh giành sự chú ý của độc giả với chính trị, tiểu thuyết và điểm sách - một tranh đua tốt đẹp cho mọi thể loại. Một bài thơ không gợi được sự chú ý của độc giả không được xem là một bài thơ. Chủ bút chọn những bài mà họ nghĩ rằng hấp dẫn lớp độc giả riêng biệt của họ, và sự đa thể của tạp chí bảo đảm cho sự có mặt của đủ loại thơ khác nhau. Tờ Kenyon Review khởi đầu đăng những bài thơ của Robert Lowell bên cạnh các tiểu luận phê bình và bình luận văn học. Tờ The New Yorker lão luyện tán tụng Ogden Nash giữa các tranh hí họa và truyện ngắn.

Vài tạp chí đủ mọi thể loại, như The New Republic và The New Yorker, vẫn đăng thơ trên mỗi ấn bản, nhưng, một cách có ý nghĩa, không tờ nào trừ The Nation, vẫn thường xuyên có những bài điểm thơ. Một số thơ xuất hiện trên vài tạp chí nhỏ và tam nguyệt san, đếm được trên bàn tay, phù hợp với những bàn luận về một chương trình nghị sự văn hóa rộng rãi cho lớp độc giả không chuyên môn, như The Threepenny Review, The New Criterion, và The Hudson Review. Nhưng phần lớn thơ được đăng trên những tạp chí hướng về số độc giả ốc đảo có chức nghiệp chuyên môn, chính yếu là giáo sư văn khoa và sinh viên của họ. Một số ít trong những tờ này, như American Poetry Review và AWP Chronicle, có số lưu hành tương đối khá. Những đó không phải là vấn đề. Vấn đề là sự tự mãn hay cam chịu để chỉ hiện hữu trong và cho nhóm văn hóa mà thôi.

Đặc tính xuất bản thơ trong nhóm văn hóa là gì? Thứ nhất, chủ đề nhắm vào là văn học Mỹ hiện thời (có lẽ cũng được bổ túc thêm vài bài thơ dịch của các tác giả đã được dịch ra nhiều thứ tiếng). Thứ hai, nếu nó có bất cứ gì khác hơn thơ, thì đấy thường là truyện ngắn. Thứ ba, nếu nó đăng loại văn xuôi lan man, thì chắc chắn là tràn ngập những bài tiểu luận và điểm sách. Nếu là phỏng vấn, giọng điệu của bài là tôn kính một cách đáng xấu hổ đối với tác giả. Với những tạp chí này, bài phê bình có mặt không phải để mang lại một nhận thức công bình về những cuốn sách mới mà là để phân phối chúng. Rất thường, là có một quan hệ cá nhân nảy nở giữa người viết bài điểm sách và tác giả họ bàn luận đến. Thỉnh thoảng vài bài phê bình phủ nhận được đăng ra, có tinh thần bè phái rõ rệt, loại bỏ một khuynh hướng nghệ thuật nào đó mà tạp chí đã chỉ trích rồi. Hình như luật bỉnh bút bất thành văn là, không bao giờ nên gây ra ngạc nhiên hay khó chịu cho độc giả; bởi vì sau cùng mà nói, họ đều là bạn bè và đồng nghiệp của mình.

Bằng cách bỏ rơi việc làm khó khăn trong sự thẩm định, nhóm văn hóa thơ tự hủy bỏ ý nghĩa nghệ thuật của chính nó. Vì có quá nhiều tuyển tập mới về thơ xuất bản mỗi năm để thẩm định, độc giả buộc phải dựa vào sự công bình và biện biệt của người điểm thơ tiến dẫn những cuốn hay nhất. Nhưng báo chí chung chung phần lớn đã bỏ qua, và báo chuyên môn thì lại bảo vệ thơ quá đáng nên đâm ra ngần ngại khi làm việc phán đoán khó khăn này. Trong cuốn sách mới của ông, American Poetry: Wildness and Domesticity, Robert Bly đã tả rất chính xác cái ảnh hưởng xói mòn của chủ nghĩa phê bình nâng đỡ.

Chúng ta ở một trường hợp kỳ cục: cho dù có nhiều bài thơ dở đang được in, nhiều hơn bao giờ hết trong lịch sử Mỹ, phần lớn các bài điểm thơ đều tích cực. Các nhà phê bình nói là "Tôi không bao giờ tấn công cái gì dở, tự nó lo lấy thân,"... nhưng cả nước đầy những nhà thơ trẻ và độc giả, bối rối khi nhìn thấy một bài thơ tầm thường được khen, hay không bao giờ bị tấn công, và họ đâm ra nghi ngờ khả năng nhận thức phê bình của chính mình.

Cảm tưởng bè phái cũng tiêu biểu trong hầu hết những thi tập gần đây về thơ. Mặc dù những tuyển tập này đều tự trưng bày như một sự dẫn giải có giá trị về thơ mới hay nhất, chúng đều không được biên soạn cho những độc giả ở ngoài giới hàn lâm. Hơn một lần, chủ bút đã khám phá ra cách hay nhất để có một thi tập giao phó cho mình là gồm luôn tác phẩm của những nhà thơ đang dạy môn học đó. Biên soạn trong tinh thần giống nhau thì mới thích nghi, nhiều thi tập tạo ra ấn tượng, phẩm chất văn chương là một khái niệm mà chủ bút lẫn độc giả không nên xem trọng quá đáng.

Chẳng hạn như cuốn Morrow Anthology of Younger American Poets, năm 1985, không hẳn là một tuyển tập văn chương chọn lọc mà giống như một niên giám bao quát về các giáo sư văn khoa (có cả ảnh của từng người). Dày gần 800 trang, trình bày không dưới 104 các nhà thơ trẻ quan trọng, hầu hết đều có nghề dạy viết văn. Cái nguyên tắc bỉnh bút chi phối tuyển tập, hình như là nỗi lo sợ, lỡ bỏ sót một vài đồng nghiệp có thế lực. Tuyển tập cũng có vài bài thơ mạnh mẽ và nguyên bản, nhưng chúng bị vây quanh bởi nhiều bài tập-làm-thơ, khiến người ta lấy làm lạ rằng bài thơ có đó bởi dự tính hay chỉ là thử nghiệm ngẫu nhiên. Ở những chỗ chắp vá buồn chán hơn nữa, ta có thể đoán, có lẽ cuốn này không phải để đọc, mà chỉ để giao cho chủ bút có chuyện làm mà thôi.

Và đó mới là vấn đề thật sự. Nhóm văn hóa thơ không còn phỏng định rằng tất cả những bài thơ in ra sẽ được đọc. Như các đồng nghiệp của họ ở những phân khoa đại học khác, nhà thơ chuyên nghiệp phải xuất bản thơ, vì lý do an toàn nghề nghiệp và tiến thân. Họ càng xuất bản nhiều, càng tiến thân nhanh. Nếu không xuất bản gì hết, hoặc đợi quá lâu, tương lai kinh tế của họ lâm vào nguy khốn.

Dĩ nhiên, trong nghệ thuật, mọi người đều đồng ý rằng phẩm chất chứ không phải số lượng là quan trọng. Vài tác giả sống sót nhờ có một bài thơ nhớ đời - thí dụ như "Go, Lovely Rose" của Edmund Waller, hay "The Man With the Hoe" của Edwin Markham, hai bài thơ nổi tiếng nhờ được đăng lại trên hàng trăm tờ báo - một chuyện khó tưởng ở ngày nay. Nhưng bọn cạo giấy, bởi đặc tính của họ, gặp khó khăn trong việc đo lường một thứ bất khả lượng như phẩm chất văn chương. Khi các cơ quan đánh giá nghệ sĩ sáng tạo để thuê mướn hay quảng bá, họ vẫn phải tìm vài phương cách khách quan nào đó. Theo quan sát của nhà phê bình Bruce Bawer:

Sau cùng thì một bài thơ, vật dễ vỡ, và giá trị nội tại của nó, có hoặc thiếu, là một khảo sát chủ quan đáng sợ; nhưng những học bổng, bằng cấp, bổ nhiệm, và xuất bản đều là những sự kiện khách quan. Chúng có thể lượng định được; chúng có thể được liệt kê trên tiểu sử tìm việc.

Các nhà thơ nhất định theo đuổi nghề nghiệp ở các cơ chế giáo dục hiểu rằng chuẩn độ thành công là phân lượng chính yếu. Họ phải xuất bản càng nhiều càng nhanh càng tốt. Sự trưởng thành từ tốn của sự sáng tạo chân chính, đối với hội đồng giáo dục, là lười biếng. Wallace Stevens đã bốn mươi ba khi xuất bản thi tập đầu tiên. Robert Frost đã ba mươi chín tuổi. Ngày nay, những người biếng nhác như thế sẽ không có việc làm.

Sự sinh sôi nảy nở của các tạp chí và nhà in trong vòng ba mươi năm nay là câu trả lời cho nhu cầu tuyệt vọng, để được xác nhận là chuyên môn của các giáo sư văn khoa, hơn là cho sự tăng trưởng háo thơ của công chúng. Như nông trại được chính phủ trợ cấp trồng toàn những thứ thức ăn không ai cần, kỹ nghệ thơ đã được tạo ra để phục vụ cho sở thích của nhà sản xuất chứ không phải của người tiêu thụ. Và trong tiến trình này, sự toàn vẹn của thơ bị phản bội. Dĩ nhiên, không có nhà thơ nào được phép ra mặt nhìn nhận. Tín chỉ văn hóa của cơ cấu thơ chuyên nghiệp dựa trên việc bảo tồn sự lễ phép và đạo đức giả. Cả triệu đô la trong các quỹ công và tư nằm trong nguy khốn. May mắn thay, không có người nào ở ngoài nhóm văn hóa lo nghĩ đến việc này đủ, để nhấn mạnh tới điểm xa hơn. Không có Woodward và Berstein nào điều tra sự che đậy của những hội viên của Associated Writing Programs (AWP).

Nhà thơ mới sống không nhờ vào tác phẩm được xuất bản mà là cung cấp một dịch vụ giáo dục chuyên môn. Hầu như ông hay bà ấy sẽ làm, hoặc muốn làm, cho một cơ quan lớn - thường là của chính phủ, như trường học cấp quận, cao đẳng, hay đại học (gần đây thì là bệnh viện hay nhà tù) - dạy những người khác cách làm thơ hoặc, ở trình độ cao nhất, làm thế nào để dạy những người khác làm thơ.

Xét vấn đề riêng về khía cạnh kinh tế, hầu hết các nhà thơ đương đại đều bị phân tán khỏi chức năng văn hóa nguyên thủy của họ. Như Marx đã nói và vài nhà kinh tế học không đồng ý, những thay đổi về chức năng kinh tế của một giai cấp rồi sẽ làm biến dạng mọi giá trị và cách ứng xử của giai cấp ấy. Trong trường hợp của thơ, những thay đổi kinh tế xã hội đã dẫn đến một nền văn hóa chia rẽ: một giai cấp nhỏ quá giàu về thơ và bên ngoài giai cấp đó là sự nghèo đói về thơ. Chúng ta cũng có thể nói rằng ở ngoài lớp học - nơi mà xã hội đòi hỏi hai nhóm trên tương tác với nhau - các nhà thơ và độc giả bình thường không còn trong trạng thái nói chuyện với nhau nữa.

Việc ly dị giữa thơ và độc giả có học còn có một kết quả độc hại hơn. Nhìn thấy quá nhiều bài thơ tầm thường không những được xuất bản mà còn được khen, vất vả đọc nhiều thi tập buồn thiu và những tạp chí nhỏ, hầu hết độc giả - ngay cả độc giả phức tạp như Joseph Epstein - cũng phỏng chừng, không có thơ đúng nghĩa nào được viết ra nữa. Sự hoài nghi công khai này biểu trưng tình trạng lẻ loi sau cùng của thơ như một hình thức nghệ thuật trong xã hội đương đại.

Điều mỉa mai là sự hoài nghi này đến trong một thời đại có quá nhiều thành tựu. Nguyên lý Gresham, rằng đồng tiền kém giá trị đẩy đồng tiền có giá ra khỏi thị trường, chỉ áp dụng được một nửa vào thơ đương thời. Cái trọng khối đích thật của sự tầm thường có thể làm phần lớn độc giả sợ hãi, nhưng nó chưa đẩy được những nhà văn có tài ra khỏi thi trường. Bất cứ ai đủ kiên nhẫn để cuốc giẫy qua những nùi rối của nhiều tác phẩm đương đại cũng tìm được một tầm thơ mới đáng chú ý và đa dạng. Thí dụ như, Adrienne Rich, bỏ qua những bài bút chiến làm oai của bà, là một nhà thơ quan trọng với bất cứ tiêu chuẩn nào. Những tác phẩm hay nhất của Donald Justice, Anthony Hecht, Donald Hall, James Merrill, Louis Simpson, William Stafford, và Richard Wilbur - chỉ nhắc vài nhà thơ thế hệ trước - đều giữ được chỗ đứng trong văn học quốc gia. Chúng ta có thể kể thêm Sylvia Plath và James Wright, hai nhà thơ khí phách cùng thế hệ đã chết sớm. Mỹ còn là một quốc gia giàu thơ di dân, như các nhà thơ lớn, Czeslaw Milosz, Nina Cassian, Derek Walcott, Joseph Brodsky, và Thom Gunn.

Tuy nhiên, không có một vai trò trong văn hóa rộng lớn hơn, những nhà thơ tài ba thiếu tự tin để làm nên một ngôn ngữ quần chúng. Thỉnh thoảng một nhà thơ có sự nối kết đáng giá với một phong trào xã hội hay chính trị. Thí dụ như Rich, đã dùng nữ quyền để mở rộng viễn ảnh trong tác phẩm của bà. Robert Bly đã làm những bài thơ hay nhất phản đối chiến tranh Việt Nam. Cái ý thức hướng về lớp độc giả rộng lớn và đa dạng đã làm tăng thêm tính hài hước, hơi thở, và nhân bản cho những bài thơ trước đó thường có vẻ thu hẹp của ông. Nhưng đây là một việc làm khó khăn để kết hôn Nàng Thơ với chính trị. Hậu quả là, hầu hết các nhà thơ đương thời, hiểu rằng mình thật ra là vô hình trong một nền văn hóa rộng lớn, chú trọng vào những hình thức gần gũi nhất của thơ tình và thơ mặc niệm. (Và vài người lẻ loi, như X. J. Kennedy và John Updike, chắc chắn không ai cãi được, đã đưa thiên tài của mình vào thơ nhẹ và thơ nhi đồng). Như vậy, mặc dù thi ca Mỹ đương thời thường không xuất sắc trong các hình thức thơ chính trị hay châm biếm, nó vẫn có những bài thơ cá nhân có cái đẹp và sức mạnh vượt bực. Bỏ qua sự xuất sắc hiển nhiên của nó, tác phẩm mới này không có người đọc, ngoài nhóm văn hóa thơ, vì cái máy chuyển giao truyền thống - bài điểm thơ tin cậy, phê bình trung thực, và thi tập chọn lọc - đã bị sụp đổ. Lớp độc giả, là một phần của viễn ảnh văn hóa, từng tạo ra những nhà thơ lớn như Frost và Eliot, Cummings và Millay, đã ra ngoài tầm tay với. Ngày nay, thách đố của Walt Whitman "Để có nhà thơ lớn, phải có những lớp độc giả lớn" như một cáo trạng.

Từ làng văn Bohemia đến Nghề cạo giấy

Để bảo tồn những hoạt động, nhóm văn hóa thường cần các cơ chế giáo dục, vì xã hội bình thường không chia sẻ những lưu tâm của họ. Người thích khỏa thân tìm đến các "trại thiên nhiên" để biểu lộ cách sống phóng khoáng. Nhà sư ở tịnh xá để bảo vệ lý tưởng khổ hạnh. Những nhà thơ thuộc về một giai cấp rộng rãi của nghệ sĩ và trí thức, đặt trọng tâm đời sống ở những đô thị phóng túng, những nơi mà họ giữ được sự độc lập bất tín vào các cơ chế giáo dục. Một khi nhà thơ bắt đầu dọn vào đại học, họ từ bỏ giai cấp làm việc đa dạng của Greenwich Village và North Beach đổi lấy sự đồng dạng chuyên nghiệp của hàn lâm.

Thoạt đầu, họ hiện hữu bên rìa Văn khoa, có lẽ cũng là điều tốt. Không có bằng cấp cao hơn hay một đường tiến thân đứng đắn, nhà thơ được chấp nhận như một thứ đặc biệt. Họ được phép - như tù trưởng bộ lạc đến thăm trại của nhà khảo cứu nhân chủng - cư xử theo luật của riêng mình. Nhưng khi nhu cầu sáng tạo bành trướng, công việc của nhà thơ cũng mở rộng, từ văn chương qua bổn phận quản trị. Với sự thúc giục của đại học, những nhà văn tự học này biên soạn chương trình giáo dục lịch sử đầu tiên cho các nhà thơ trẻ. Chương trình viết văn tiến hóa từ vài lớp, thỉnh thoảng được dạy trong khoa tiếng Anh, thành một môn học cử nhân hay cao học. Những nhà văn đã thích nghi cái chuyên môn hàn lâm của mình trong hình ảnh nghiên cứu đại học. Và khi các phân khoa văn chương nảy nở, các nhà chuyên nghiệp mới đặt ra khuôn mẫu hạ tầng cơ sở - chức vụ, định kỳ, đại hội thường niên, tổ chức - tùy theo tiêu chuẩn không phải của đô thị phóng túng mà của những cơ chế giáo dục. Từ những mạng lưới chuyên nghiệp mà sự bành trướng giáo dục đã tạo nên, nhóm văn hóa thơ ra đời.

Trước tiên, sự phát triển những chương trình dạy viết văn phải là một việc vui đến choáng váng. Những nhà thơ đã sống vất vả trong sự phóng túng, hoặc đã bỏ thời thiếu niên chiến đấu trong Đệ nhị thế chiến, bỗng dưng có việc làm vững chắc lương cao. Những nhà văn chưa bao giờ được công chúng chú ý đến sực nhận ra mình được vây quanh bởi các sinh viên đầy nhiệt tâm. Những nhà thơ có thời quá nghèo để được du lịch, nay đi trường này mai trường khác, hết hội nghị này sang hội nghị khác, để phát biểu trước những cử tọa ngang hàng. Như Wilfred Sheed tả một khoảnh khắc trong cuộc đời nhà nghề của John Berryman, "Qua mạng lưới đại học đươm chồi, bỗng nhiên rất dễcho người ta tự nghĩ mình là một nhà thơ quốc gia, cho dù cả quốc gia ấy chỉ gồm có toàn là phân khoa Anh văn." Thế giới hậu chiến sáng sủa đã hứa hẹn sự hồi sinh cho thơ Mỹ.

Về mặt vật chất thì lời hứa ấy đã được giữ trọn, trên cả mơ tưởng của bất cứ ai trong thế hệ hằn sẹo-Depression của Berryman. Các nhà thơ chiếm giữ những cái hốc ở từng đẳng cấp khoa bảng, từ vài cái ghế tài trợ huy hoàng với mực lương sáu số1 cho đến nhiều việc làm bán thời gian trả lương bằng như Burger King. Nhưng, ngay cả ở nơi có mực lương tối thiểu, dạy về thơ làm ra tiền nhiều hơn là làm thơ. Trước khi có sự tăng vọt các chương trình viết văn, là một nhà thơ thường có nghĩa là sống trong nghèo khổ đúng mốt hoặc tệ hơn. Trong khi những hy sinh mà thơ đòi hỏi gây ra nhiều đau khổ cá nhân, thì những hà khắc trong việc phục vụ "Nàng Thơ vong ân" của Milton cũng có một cái lợi văn hóa tập thể là dọa bớt được nhiều người ngoại trừ những nghệ sĩ muốn giao ước thật sự với thơ.

Ngày nay thơ là một nghề trung lưu tương đối có chiều hướng đi lên - tuy không sinh lợi bằng ngành quản trị phế thải hay trị bệnh ngoài da nhưng cũng vẫn còn trên sự bê bối khi còn sống trong phóng túng trước kia mấy bực. Chỉ có kẻ thiếu hiểu biết về nghệ thuật mới lãng mạn hóa sự nghèo khổ tầm thường đầy nghệ sĩ tính của quá khứ. Nhưng một nhà quan sát với con mắt tinh tế cũng nhận ra được rằng khi tạo cơ hội nghề nghiệp nhà thơ cho mọi thí sinh, và mướn nhà văn làm những việc khác hơn là viết văn, các cơ chế giáo dục đã biến đổi lý lịch xã hội kinh tế của nhà thơ, từ một nghệ sĩ thành nhà giáo huấn. Về mặt xã hội, việc nhận diện nhà thơ là nhà giáo đã hoàn tất. Câu đầu tiên các nhà thơ hỏi khi được giới thiệu với nhau là "Anh dạy ở đâu?" Vấn đề không phải là chuyện nhà thơ dạy học. Học đường không phải là một chỗ xấu để một nhà thơ làm việc. Đó chỉ là một chỗ xấu cho tất cả mọi nhà thơ cùng làm việc. Xã hội thiệt thòi khi mất đi sự tưởng tượng và sống động mà nhà thơ đã đem lại cho văn hóa quần chúng. Thơ thiệt thòi khi tiêu chuẩn văn học buộc phải đồng hóa với tiêu chuẩn giáo huấn.

Hiện nay ngay trong lòng thơ đại học đương đại có một thứ gọi là nhóm văn hóa. Nhà thơ dạy học nhận ra, họ có rất ít đồng điệu với đồng nghiệp khoa bảng. Nghiên cứu hàn lâm về văn chương qua hai mươi lăm năm nay đã đi lạc qua hướng lý thuyết nơi mà hầu hết các nhà văn giàu tưởng tượng đều có rất ít thiện cảm hay quen thuộc. Ba mươi năm về trước những người xấu mồm về các chương trình họcviết văn tiên đoán rằng những nhà thơ trong viện đại học sẽ vướng mắc giữa phê bình văn chương và bác học. Lời tiên tri này đã được chứng nghiệm là sai. Nhà thơ tạo ra trong nội phận giới hàn lâm gần như cách biệt với đồng nghiệp phê bình. Họ ít viết bài phê bình hơn là trước khi bước chân vào giới hàn lâm. Buộc phải theo kịp đà sung mãn của thơ mới, các tạp chí nhỏ, tạp chí chuyên nghiệp, và các thi tập, họ thường ít thông hiểu về văn chương xưa cũ. Bọn ngang hàng với họ ở phân khoa văn chương thường ít đọc thơ đương đại và đọc nhiều lý thuyết văn chương hơn. Tại nhiều phân khoa ở các trường đại học, nhà văn và nhà lý thuyết văn chương nghênh chiến ra mặt. Đặt hai nhóm này dưới cùng một mái nhà, rất nghịch lý, đã khiến họ ý thức nhiều hơn về biên giới của mình. Bị cô lập ngay trong đại học, nhà thơ với chủ thể thật sự của mình là sự toàn vẹn của sự hiện hữu nhân bản, bất đắc dĩ trở thành một nhà giáo chuyên nghiệp.

Khi mọi người chú ý đến

Để hiểu rõ tình trạng xã hội, nhà thơ Mỹ đã thay đổi một cách cấp tiến như thế nào, chúng ta chỉ cần so sánh hôm nay với năm mươi năm về trước. Năm 1940, với trường hợp ngoại lệ đáng kể của Robert Frost, có rất ít nhà thơ làm việc ở đại học ngoại trừ Mark Van Doren và Yvor Winters dạy các môn khác. Chương trình dạy viết văn duy nhất là một thử nghiệm bắt đầu vài năm trước đó tại University of Iowa. Các nhà thơ hiện đại là thí dụ cho thấy những lựa chọn sinh sống mà nhà thơ đã có. Họ có thể có nghề trung lưu, như T. S. Eliot (giám đốc ngân hàng thành nhà xuất bản), Wallace Stevens (luật sư chuyên về bảo hiểm) và William Carlos Williams (bác sĩ nhi khoa). Hoặc họ sống phóng túng, tự nuôi lấy thân như một nghệ sĩ, bằng nhiều cách, như Ezra Pound, E. E. Cummings, và Marianne Moore. Nếu đô thị không có gì hấp dẫn, họ có thể, như Robinson Jeffers, sống đạm bạc ở những khu thiên cư rừng núi như Carmel, California. Hoặc họ trở thành trại chủ, như chàng thanh niên Robert Frost.

Thông thường thì nhà thơ sống bằng nghề chủ bút hay điểm sách, góp phần tích cực vào đời sống nghệ sĩ trí thức ở thời đại của họ. Archibald MacLeish là chủ bút và viết cho Fortune. James Agee điểm phim cho Time và The Nation, rồi đến viết kịch bản cho Hollywood. Randall Jarrell điểm sách. Weldon Kees viết về jazz và mỹ thuật hiện đại. Delmore Schwartz điểm đủ thứ. Ngay cả những nhà thơ theo đuổi nghề nghiệp trong giới hàn lâm cũng bỏ thì giờ mở mang trí tuệ bằngcách học thêm trong báo chí. Nhà thơ trẻ Robert Hayden tường trình về âm nhạc và kịch cho nhóm báo chí da đen ở Michigan. R. P. Blackmur, người chưa bao giờ tốt nghiệp trung học, điểm sách cho Hound & Horn trước khi dạy ở Princeton. Thỉnh thoảng một nhà thơ bổ túc lợi tức của mình bằng cách đi đọc thơ hoặc diễn thuyết nhưng những buổi như thế thường rất hiếm. Robinson Jeffers đã bốn mươi bốn khi ông đọc thơ lần đầu trước công chúng. Đối với hầu hết các nhà thơ, phương tiện để sống không phải là lớp học hay bục giảng mà là những chữ được viết ra.

Nếu nhà thơ sinh sống bằng ngòi bút, chủ yếu là viết văn xuôi. Những nơi trả tiền nhuận bút cho thơ có giới hạn. Ngoài một ít tạp chí toàn quốc thường chuộng thơ nhẹ nhàng hay châm biếm chính trị, chỉ có vài chục tờ báo, trong bất cứ một thời điểm nào đó, đăng một lượng thơ đáng kể. Sự xuất hiện của một tam nguyệt san nghiêm túc mới như Partisan Review hay Furioso là một biến cố quan trọng, và một số độc giả tuy nhỏ, khao khát chờ đợi từng ấn bản. Nếu không đủ tiền mua, họ sẽ mượn hoặc vào thư viện công cộng. Về những tập thơ, không kể những ấn bản phù phiếm, dưới một trăm cuốn thơ mới được in ra mỗi năm. Nhưng, những tập thơ ra đời đều được điểm trong báo hàng ngày cũng như trong tạp chí và tam nguyệt san. Một nguyệt san có tiêu điểm như Poetry có thể tường trình toàn thể địa hạt ấy.

Các nhà điểm thơ năm mươi năm về trước, so với tiêu chuẩn ngày nay thì họ vô cùng khó tánh. Họ nói thẳng những gì họ nghĩ, ngay cả về những người đồng thời có tên tuổi nhất. Thử nghe lời tả của Randall Jarrell về một cuốn do nhà thi tập nổi tiếng Oscar Williams tuyển chọn: nó "cho ta cái ấn tượng là được viết trên máy đánh chữ bởi máy đánh chữ." Lời phê bình đó đã loại Jarrell ra khỏi những thi tập về sau của Williams, nhưng ông không hề do dự khi viết ra câu đó. Hoặc thử đọc qua thẩm định của Jarrell về bài thơ America Was Promises của Archibald MacLeish: nó "có thể được cô thư ký YMCA làm lại ở nhà cho người yếu thần kinh." Hoặc đọc một-câu điểm thơ của Weldon Kees về Wake Island của Muriel Rukeyser: "Một điều bạn có thể nói được về Muriel: là cô ấy không lười biếng." Nhưng những nhà điểm thơ này cũng viết nhiều bài dài về các nhà thơ họ khâm phục, như Jarrell viết về Elizabeth Bishop, và Kees về Wallace Stevens. Lời khen của họ quan trọng, vì độc giả biết rằng lời ấy không phải dễ có.

Những nhà điểm sách của năm mươi năm về trước biết rằng sự trung thành chính của họ không phải với bạn nhà thơ hay nhà xuấtbản, mà là với độc giả. Kết quả là họ tường trình phản ứng của mình với sự thành thật chu đáo ngay cả khi ý kiến của họ có thể làm mất bạn bè trong văn giới và chỗ viết bài. Khi bàn luận đến thơ mới, họ nhắm vào cộng đồng rộng lớn của lớp độc giả có học. Không cần phải hạ thấp cách nói, họ gặt hái một ngữ pháp công chúng đặc thù. Chú trọng vào sự rõ ràng và ai cũng hiểu được, họ tránh những từ chuyên môn khó hiểu và thái độ mô phạm nhà giáo. Họ cố gắng, như những nhà trí thức nghiêm túc thường làm nhưng một nhà chuyên môn thì không, liên kết điều gì đang xảy ra trong thơ với những khuynh hướng xã hội, chính trị và nghệ thuật. Họ ủy thác sự quan trọng văn hóa vào thơ hiện đại và biến nó thành chú điểm trong bình luận trí thức của họ.

Nhóm phê bình "thực sự" ưa lý sự này, lương quá ít, làm việc quá sức và không được biết ơn, toàn là nhà thơ, đã đạt được vài thành tích đáng kể. Họ định nghĩa về chuẩn mực của thơ hiện đại, lập ra các phương pháp phân tích những bài thơ vô cùng khó khăn, và nhận diện thế hệ bán thế kỷ của các nhà thơ Mỹ (Lowell, Roethke, Bishop, Berryman, và những người khác) vẫn còn giữ đặc vị trong tri thức văn học. Bất cứ lúc nào, khi nghĩ đến chuẩn mực văn học hay nguyên tắc phê bình, chúng ta cũng phải khâm phục năng lực trí tuệ và sự cương quyết mạnh mẽ của những nhà phê bình này, những người đã biểu lộ như một nhà văn mà không cần đến học bổng hay địa vị khoa bảng, và thường có những việc làm bấp bênh. Họ biểu trưng cho một cao điểm trong đời sống trí tuệ của Mỹ. Ngay cả năm mươi năm sau tên tuổi của họ vẫn còn uy lực hơn là phần lớn các nhà phê bình đương đại trừ vài người ra. Một bảng điểm danh ngắn có thể kể được John Berryman, R. P. Blackmur, Louise Bogan, John Ciardi, Horace Gregory, Langston Hughes, Randall Jarrell, Weldon Kees, Kenneth Rexroth, Delmore Schwartz, Karl Shapiro, Allen Tate, và Yvor Winters. Mặc dù thơ đương đại có người ủng hộ và quảng cáo, nó không có một nhóm nào tương tự như trên đủ tài để nhắm vào cộng đồng văn chương bình thường.

Như các nhà chân trí thức, những phê bình gia này đều có nhãn quan sâu sắc. Họ tin rằng nếu các nhà thơ hiện đại không có độc giả, họ có thể sáng tạo ra độc giả. Và dần dà họ đã làm được điều đó. Đó không phải là một khối đông độc giả; ít có nhà thơ Mỹ ở bất cứ thời đại nào thụ hưởng quan hệ trực tiếp với công chúng. Đó là chỗ qua lại của nghệ sĩ và trí thức, kể cả khoa học gia, các nhà tôn giáo, giáo huấn, luật sư, và dĩ nhiên, nhà văn. Nhóm tạo nên tri thức văn chương, chính là những người không chuyên nghiệp, những người xem thơ cũng nghiêm trọng ngang bằng với tiểu thuyết và kịch. Gần đây, Donald Hall và các nhà phê bình khác đã đặt nghi vấn về tầm cỡ của lớp độc giả này bằng cách liệt kê số bán trung bình của một tập thơ mới của một nhà thơ tên tuổi trong cùng khoảng thời gian (thường là dưới một ngàn cuốn). Nhưng, họ đã không hiểu thơ được đọc như thế nào vào lúc đó.

Mỹ là một nước nhỏ, không mấy giàu có vào năm 1940, với một dân số bằng nửa bây giờ và GNP khoảng một phần sáu ngày nay. Vào cuối thời kỳ suy thoái, trước khi có loại sách-bìa-mỏng, độc giả lẫn thư viện không đủ sức mua nhiều sách như hiện nay. Và cũng không có một lớp độc giả tù hãm trong các chương trình viết văn mua các tập thơ đương đại chỉ cho chương trình học mà thôi. Độc giả thường mua thơ qua hai hình thức - thỉnh thoảng là tuyển tập thơ của một nhà thơ hàng đầu, hay các thi tập - những thi tập nhiều nhà thơ như Frost, Eliot, Auden, Jeffers, Wylie, and Millay bán rất chạy, thường được tái bản, và tái bản mãi mãi. (Ngày nay, phần lớn các tuyển tập thơ biến mất sau một lần in.) Thỉnh thoảng một cuốn thơ mới, lôi cuốn được công chúng. Trisham của Edwin Arlington Robinson (1927) là tuyển chọn của Literary Guild. A Further Range của Frost là tuyển chọn của Book-of-the-Month Club năm 1936, bán được 50,000 bản. Nhưng những người biết đến thơ chủ yếu qua những thi tập không phải chỉ để mua thôi mà còn để đọc nữa, với sự hiếu kỳ và chú tâm.

Modern American Poetry của Louis Untermeyer, xuất bản lần đầu năm 1919, thường được cập nhật hóa và là cuốn sách luôn luôn bán chạy. Ấn bản 1942 tôi có, được tái bản năm lần trong năm 1945. Ấn bản A Pocket Book of Modern Poetry của Oscar Williams tôi có, được tái bản mười chín lần trong mười bốn năm. Untermeyer và Williams hãnh diện đã giữ thi tập của họ có cơ sở rộng rãi và đúng lúc. Họ cố gắng trình bày những gì hay nhất của thơ đang được xuất bản. Mỗi ấn bản đều có thêm thơ mới, tác giả mới, và bớt những bài cũ. Công chúng biết ơn sự cố gắng của họ. Tuyển thi tập là một phần không bỏ được trong tủ sách cá nhân của bất cứ độc giả nghiêm túc nào. Những ấn bản phổ thông Modern Library của Random House không phải chỉ một mà là hai thi tập - A New Anthology of Modern Poetry của Seldon Rodman và Twentieth Century American Poetry của Conrad Aiken. Tất cả mọi tuyển tập này đều được đọc đi đọc lại bởi một công chúng đa dạng. Những bài thơ ưa chuộng được thuộc nằm lòng. Những nhà thơ khó đọc hơn như Eliot và Thomas thường được luận bàn tranh cãi. Vấn đề của thơ là ở bên ngoài học đường.

Ngày nay, lớp độc giả phổ thông chính là lớp độc giả mà thơ đã bị mất. Kết hợp bởi trí tuệ và sự hiếu kỳ, nhóm đa dạng này vượt qua mọi ranh giới chủng tộc, giai cấp, tuổi tác và nghề nghiệp. Đại diện cho giới trí thức văn hoá của chúng ta, họ là những người nâng đỡ nghệ thuật - mua những dĩa nhạc cổ điển và jazz, đi coi phim ngoại quốc và kịch, opera, hòa tấu, và vũ; họ đọc tiểu thuyết và hồi ký có giá trị; nghe radio và mua dài hạn những tạp chí hay nhất. (Họ còn là những bậc cha mẹ thường đọc thơ cho con nghe và không quên đã có thời mê thơ ở trung học, đại học hay tiểu học.) Không ai rõ tầm cỡ của lớp độc giả này ra sao, nhưng ngay cả khi ta chấp nhận một con số ước lượng khiêm tốn khoảng 2% dân số Hoa kỳ, đó vẫn là một con số rất khá, khoảng năm triệu người. Tuy thơ sống mạnh trong nhóm văn hóa chuyên nghiệp, nó đã mất số độc giả này là những người tiêu biểu cho chiếc cầu nối liền thơ với văn hóa công chúng.

Sự cần đến Thơ

Nhưng tại sao bất cứ ai khác ngoại trừ nhà thơ ra, lại lo lắng về những vấn đề của thơ Mỹ? Điều này có quan hệ gì đến hình thức nghệ thuật xưa cũ và xã hội đương đại? Trong một thế giới tốt đẹp hơn, thơ không cần biện giải nào hết ngoại trừ sự có mặt rực rỡ của chính nó. Như Wallace Stevens đã có lần nhận xét, "Mục đích của thơ là góp phần vào hạnh phúc con người." Trẻ con hiểu được chân lý này khi chúng đòi được nghe những bài thơ ấu thời đọc đi đọc lại nhiều lần. Lạc thú duy mỹ không cần biện giải, vì đời sống không có lạc thú nghệ thuật thì không đáng để sống.

Nhưng phần lớn xã hội hầu như đã quên mất giá trị của thơ. Đối với lớp độc giả phổ thông, những bàn luận về tình trạng của thơ giống như tranh luận về chính trị nước ngoài bởi bọn di dân trong một quán cà phê tồi tàn. Hoặc, như Cyril Connolly cay đắng tả, "Các nhà thơ cãi nhau về thơ hiện đại: lang sói gầm gừ tranh giành một cái giếng cạn." Bất cứ người nào mang hy vọng mở rộng lớp độc giả của thơ - nhà phê bình, nhà giáo, quản thủ thư viện, nhà thơ, hay một nhà văn học tài tử - phải đối đầu với một thách đố ngã lòng. Làm thế nào để chúng ta thuyết phục được những độc giả do dự, bằng những dụng từ họ có thể hiểu được và biết ơn, rằng thơ vẫn còn quan trọng?

Một đoạn trong "Asphodel, That Greeny Flower" của William Carlos Williams cung cấp cho chúng ta một khởi điểm khả dĩ. Đượcviết vào khoảng cuối đời, sau khi ông bị bán thân bất toại vì chấn động não, những hàng chữ này tóm lược những bài học khó khăn về thơ và độc giả mà Williams đã học được sau nhiều năm hiến dâng cho thơ và y khoa. Ông viết,


My heart rouses



thinking to bring you news



of something



that concerns you



and concerns many men. Look at



what passes for the new.



You will not find it there but in



despised poems.



It is difficult



to get the news from poems



yet men die miserably every day



for lack



of what is found there.

Williams hiểu rõ giá trị nhân bản của thơ nhưng không mang ảo tưởng về những khó khăn mà những người cùng thời đang gặp phải, khi cố gắng giao kết cùng khối độc giả cần nghệ thuật thơ đến độ tuyệt vọng. Để lấy lại số độc giả của thơ, ta buộc phải bắt đầu bằng cách đối diện với thách đố của Williams để tìm cho ra điều "nhiều người lưu tâm đến," (concerns many men) chứ không phải chỉ riêng mình nhà thơ lưu tâm đến.

Có ít nhất là hai lý do tại sao tình trạng của thơ lại quan trọng đối với toàn thể cộng đồng trí thức. Lý do thứ nhất có liên hệ với vai trò của ngôn ngữ trong một xã hội tự do. Thơ là một nghệ thuật dùng chữ để ký thác những ý nghĩa tột cùng của chúng. Một xã hội mà các nhà lãnh đạo trí thức mất đi kỹ năng uốn nắn, biết ơn và hiểu rõ uy lực của ngôn ngữ sẽ biến thành nô lệ của những ai giữ được kỹ năng ấy - chẳng hạn, những nhà chính trị, truyền giáo, người sao bản, hay người viết tin. Trách nhiệm chung về thơ đã được các nhà thơ hiện đại vạch rõ nhiều lần. Ngay cả nhà tượng trưng hóm hỉnh Stephane Mallarmé cũng đã khen tặng nhiệm vụ chính của nhà thơ là "tinh hóa chữ bộ lạc." Và Ezra Pound đã cảnh cáo:


Những nhà thơ hay, là những người đã giữ cho ngôn ngữ có hiệu quả. Nói như vậy có nghĩa là, giữ nó chính xác, và rõ ràng. Không phải vấn đề hoặc một nhà thơ hay muốn làm việc ích lợi, hoặc một nhà thơ tồi muốn tàn phá...

Nếu văn học của một nước thoái hóa, nước đó suy nhược và mục nát.

Hoặc, như George Orwell đã viết sau Đệ nhị thế chiến, "Chúng ta buộc phải nhận thức rằng tình trạng đảo điên chính trị hiện nay có dính líu đến sự mục nát của ngôn ngữ..." Thơ không phải là giải đáp toàn thể để giữ quốc ngữ chân thật và rõ ràng, nhưng rất khó để chúng ta tưởng tượng, công dân một nước muốn cải thiện sức mạnh của ngôn ngữ lại bỏ rơi thơ.

Lý do thứ hai tại sao tình trạng của thơ thật sự quan trọng đối với mọi giới trí thức là thơ không bị lẻ loi một mình bên lề giữa những nghệ thuật khác. Nếu độc giả của thơ lùi dần vào trong những nhóm văn hóa của các nhà chuyên môn, thì lớp khán thính giả của những nghệ thuật đương đại khác cũng y hệt vậy, từ kịch nghiêm túc cho đến nhạc jazz. Sự phân mảnh vô tiền khoáng hậu của văn hóa cao của Mỹ trong vòng bán thế kỷ nay đã làm hầu hết mọi nghệ thuật cô lập với nhau và cô lập với lớp khán giả phổ thông. Nhạc cổ điển đương đại hiếm khi xuất hiện như một nghệ thuật sống bên ngoài các phân khoa đại học và viện âm nhạc. Jazz, đã từng có một lượng thính giả phổ thông rộng lớn, đã biến thành địa hạt bán-tư-nhân của bọn hâm mộ quá mức và những nhạc sĩ. (Ngày nay, kể cả những nhà canh tân jazz tên tuổi cũng không tìm được nơi để trình diễn tại nhiều trung tâm đô thị - và đối với một nghệ thuật trình diễn, sự không thể trình diễn là một trách nhiệm tàn tật.) Phần lớn kịch nghiêm túc hiện nay bị tù hãm bên lề kịch trường Mỹ, nơi chúng được xem bởi diễn viên, tập làm diễn viên, nhà soạn kịch, và một ít khán giả dai dẳng. Chỉ có nghệ thuật thị ảnh (visual arts), có lẽ nhờ bởi sự mê hoặc về tài chánh, và sự ủng hộ của giai cấp thượng lưu, hầu như thoát được sự thiếu thốn khán giả.

Nhà thơ phải làm như thế nào để được biết đến

Câu hỏi nghiêm trọng nhất về tương lai của văn hóa Mỹ là, không rõ rồi nghệ thuật sẽ tiếp tục hiện hữu trong sự cô lập và thoái hóa thành những ngành học chuyên môn có tài trợ, hay một vài khả thể tái lập quan hệ với công chúng có học vẫn còn đó. Mỗi nghệ thuật phải đối đầu với thách đố riêng, và không có nghệ thuật nào đối đầu với vô số trở ngại nhiều hơn thơ. Với sự thoái hóa của đọc thơ, sự sinhsôi nảy nở của truyền thông, sự khủng khoảng của nền giáo dục nhân bản, sự đổ vỡ của chuẩn độ phê bình, và sức nặng kinh khiếp của những thất bại trong quá khứ, làm thế nào để nhà thơ có thể thành công trong việc được biết đến? Nó có cần phép nhiệm mầu hay không?

Ở cuối đời, nhà thơ Marianne Moore viết một bài thơ ngắn tựa đề "O To Be a Dragon." Bài thơ nhắc lại giấc mơ trong kinh thánh, trong đó Thượng đế nói với Vua Solomon, "Ước đi, ta sẽ ban cho." Solomon ước có một trái tim khôn ngoan và cảm thông. Câu ước của Moore khó tóm lược hơn. Bài thơ của bà như sau,


If I, like Solomon,...



could have my wish-



my wish . . . O to be a dragon,



a symbol of the power of Heaven - of silkworm



size or immense; at times invisible.



Felicitious phenomenon!

Moore đạt được điều ước của mình. Bà trở thành, như mọi nhà thơ chân chính khác, "biểu tượng uy lực của Thiên đàng." (a symbol of the power of Heaven). Bà thành công trong thứ Robert Frost gọi là "cao điểm tham vọng" - nghĩa là "ký thác vài bài thơ ở nơi mà chúng không dễ bị gạt bỏ." Bà là một phần mãi mãi của "hiện tượng vui sướng" (felicitious phenomenon) của văn học Mỹ.

Như thế, mọi điều ước đều có thể trở thành sự thật - kể cả những điều ước ngông cuồng. Nếu tôi, giống như Marianne Moore, được có điều ước, và tôi, như Solomon, có tự chủ để không ước cho riêng mình, tôi sẽ ước là thơ, một lần nữa trở thành một phần của văn hóa công chúng Mỹ. Tôi không nghĩ là điều này vô khả dĩ. Tất cả những điều cần phải làm là, nhà thơ và nhà giáo huấn thơ phải có nhiều trách nhiệm hơn trong việc mang thơ lại gần công chúng. Tôi xin chấm dứt với sáu đề nghị khiêm tốn để biến ước mơ này thành sự thật.

1. Khi nhà thơ đọc thơ trước công chúng, nên bỏ ra một phần của chương trình để đọc thơ người khác - tốt hơn hết là những bài thơ viết bởi những tác giả mà nhà thơ hâm mộ nhưng không có quen biết cá nhân. Đọc là để tán tụng thơ nói chung, không phải để tán tụng riêng tác phẩm của nhà thơ trong buổi đọc thơ.

2. Khi người quản trị các chương trình nghệ thuật tổ chức một buổi đọc thơ, họ nên tránh hình thức chuẩn độ của nhóm văn hóa, trong chương trình chỉ có thơ mà thôi. Trộn lẫn thơ với những nghệ thuật khác, nhất là âm nhạc. Tổ chức những tối vinh danh nhà thơ đã chết hay nhà thơ xứ ngoài. Kết hợp những bài diễn thuyết phê bình ngắn với trình diễn thơ. Những kết hợp như thế thường lôi cuốn khán thính giả bên ngoài thế giới thơ mà không phải hy sinh phẩm chất.

3. Nhà thơ cần viết nhiều về thơ hơn, vô tư hơn, và công hiệu hơn. Nhà thơ phải lấy lại sự chú tâm của cộng đồng trí thức rộng lớn bằng cách viết cho những báo chí không chuyên môn. Họ cần tránh những từ chuyên biệt của thuyết phê bình đương đại trong giới hàn lâm và viết bằng cách diễn đạt bình thường. Sau cùng, nhà thơ phải lấy được lòng tin của độc giả bằng sự thừa nhận một cách ngay thẳng những gì họ không thích và đề cao những gì họ thích. Lễ độ nhà nghề không có chỗ đứng trong văn chương báo chí.

4. Các nhà thơ biên soạn thi tập - hoặc chỉ đưa một danh sách đọc - nên thành thật một cách thận trọng, chỉ gồm những bài thơ họ thật tình hâm mộ. Các thi tập là con đường dẫn nhà thơ đến văn hóa công chúng. Họ không nên bị dùng như những khẩu phần thịt phân phối của chính phủ cho nghề viết văn. Nghệ thuật thơ phải nới rộng lớp độc giả của mình bằng cách trưng ra những tác phẩm lớn, không phải loại tầm thường. Những tuyển tập thơ nên được biên soạn để làm rung động, vui thích, và hướng dẫn độc giả, chứ không phải để nịnh bợ các thầy dạy của người đã được bổ nhiệm biên soạn tuyển tập. Nhà thơ kiêm nhà biên soạn không bao giờ đánh đổi tài sản nàng Thơ cho ân huệ nghề nghiệp.

5. Nhà giáo dạy thơ, nhất là ở trung học và đại học, nên bỏ bớt giờ phân tích và thêm giờ cho trình diễn thơ. Thơ cần được giải phóng khỏi phê bình văn học. Những bài thơ nên được học nằm lòng, đọc lại, và trình diễn. Niềm vui của nghệ thuật phải được chú trọng đến. Nỗi lý thú trình diễn là điểm đầu tiên lôi cuốn trẻ con đến với thơ, sự nhộn nhịp xúc cảm của nói và nghe những lời của bài thơ. Trình diễn còn là kỹ thuật giảng dạy đã giữ thơ sống nhiều thế kỷ. Có lẽ, nó cũng giữ chìa khóa tương lai của thơ.

6. Sau cùng, nhà thơ và người quản trị chương trình nghệ thuật nên dùng radio để mở rộng lớp độc giả của thơ. Thơ là một phương tiện thính giác, và như thế, rất thích hợp với radio. Một chương trìnhvới chút ít tưởng tượng ở vài trăm trường đại học và các đài radio được tài trợ, có thể đem thơ đến cả trăm triệu người nghe. Cũng đã có vài chương trình như thế, nhưng lại vướng mắc vào hình thức chuẩn độ nhóm văn hóa, nhà thơ còn sống chỉ đọc thơ của mình. Trộn lẫn thơ với âm nhạc ở những đài nhạc cổ điển hay jazz hoặc ở những đài cách tân mang hình thức talk-radio cũng có thể tái lập được quan hệ trực tiếp giữa thơ và lớp thính giả phổ thông.

Lịch sử nghệ thuật thường lặp đi lặp lại cùng một câu chuyện. Trong lúc những hình thức nghệ thuật phát triển, chúng thiết lập ra những tập tục, sự chỉ đạo sáng tạo, trình diễn, hướng dẫn, kể cả phân tích. Nhưng rồi những thứ tập tục này héo úa đi. Chúng bắt đầu đứng chắn giữa nghệ thuật và cử tọa. Mặc dù cũng có một số thơ đang tiếp tục được viết ra, cơ cấu thơ Mỹ bị tù hãm trong một chuỗi tập tục kiệt quệ - những cách không còn hợp thời để trình bày, bàn luận, biên tập, và dạy về thơ. Các cơ chế giáo dục đã điều lệ hóa chúng thành nghi thức cạo giấy ngộp thở, khiến nghệ thuật thơ suy nhược. Những tập tục đã có lần rất hợp lý, nhưng ngày nay, lại nhốt thơ trong một thứ ghetto trí thức.

Đây là lúc thử nghiệm, lúc rời lớp học có trật tự nhưng ngột ngạt, lúc mang lại sinh cảm thông tục cho thơ và tháo gỡ cái năng lực đang bị kềm giữ trong nhóm văn hóa. Bạn sẽ không thua thiệt gì cả. Xã hội đã nói với chúng ta rằng thơ đã chết. Hãy dựng một giàn hỏa táng với những tập tục khô cằn chất đống quanh mình, và nhìn con phượng hoàng cổ xòe lông, không thể nào giết được, cất cánh từ đám tro.

Nguyễn Thị Ngọc Nhung dịch

Chú thích

Tiểu luận và phê bình của Dana Gioia xuất hiện trong nhiều báo định kỳ, kể cả The Atlantic Monthly, The Nation, và The New Yorker. Ông là dịch giả và tác giả thi tập thơ Ý, trong đó có Mottetti của Eugenio Montale (Graywolf, 1990). Ông còn là tác giả của hai tập thơ, Daily Horoscope (Graywolf, 1986) và The Gods of Winter (Graywolf, 1991). Bài viết tháng 5, 1991 này trong The Atlantic Monthly trở thành tựa đề cho tập tiểu luận của ông Can Poetry Matter? (Graywolf, 1992).

(*) Từ một trăm ngàn cho đến dưới một triệu.


Comments

Popular posts from this blog

Sử dụng gcov để kiểm tra sourcecode

Sau khi hoàn thành source code, trong test phase, có thể chúng ta cần kiểm tra tập test case của chúng ta có coverage tất cả các trường hợp có thể xảy ra hay không, hành động này gọi là test code coverage. Có nhiều tool miễn phí cũng như có phí để thực hiện việc này, nhưng đơn giản nhất là sử dụng công cụ gcov đi kèm trong trình biên dịch gcc. Để đọc chi tiết hơn về gcov, bạn có thể vào http://gcc.gnu.org/onlinedocs/gcc/Gcov.html#Gcov, hoặc tìm kiếm với Google. Sử dụng gcov khá đơn giản, giả sử ta có 3 file a.c, b.c và c.c. Truy cập vào thư mục chứa 3 files này, gõ: gcc -fprofile-arcs -ftest-coverage a.c b.c c.c Mặc định gcc sẽ tạo ra file a.out trong thư mục hiện thời, cùng với 3 file a.gcno, b.gcno và c.gcno. Sau đó bạn chạy file a.out với các parameter cần thiết, sẽ tạo ra thêm 3 file a.gcda, b.gcda và c.gcda. Sau đó, giả sử cần phân tích file b.c, chúng ta gõ: gcov b.c Có hai tham số thường dùng là -b và -f: -b: thêm thông tin về branch trong code. -f: thêm thông tin về hàm. Thông

Getting started with Cryptpad in Ubuntu: step by step

Cryptpad is an open source collaborative editor which is hosted at: https://github.com/cjdelisle/cryptpad It is easy to clone the github repository and start to try, but if you are a newbie, there maybe some difficulties. Suppose that you have a clean Ubuntu machine, and want to try with Cryptpad, you can follow these steps: 1. Download mongodb for Linux: https://www.mongodb.org/downloads 2. Unzip the file you got to a location you want. You will start mongodb from there, or add this directory to your PATH variable so you can start mongodb from anywhere. 3. Suppose that you chose the easier way, i.e start mongodb from its directory. 4. Open Terminal (Ctrl + Alt + T for shortcut), move to the directory of mongodb 5. Type: mkdir db mongod --dbpath=./db These above commands will first, create a directory 'db' insider the directory mongodb, then start mongodb server. 6. Keep the terminal with mongodb server running 7. Open another terminal (Ctrl + Shift +

First post using stackedit

Welcome to StackEdit! Hey! I’m your first Markdown document in StackEdit 1 . Don’t delete me, I’m very helpful! I can be recovered anyway in the Utils tab of the Settings dialog. Documents StackEdit stores your documents in your browser, which means all your documents are automatically saved locally and are accessible offline! Note: StackEdit is accessible offline after the application has been loaded for the first time. Your local documents are not shared between different browsers or computers. Clearing your browser’s data may delete all your local documents! Make sure your documents are synchronized with Google Drive or Dropbox (check out the Synchronization section). Create a document The document panel is accessible using the button in the navigation bar. You can create a new document by clicking New document in the document panel. Switch to another document All your local documents are listed in the document panel. You can switch from one to anoth